Ban hành Quy chế hoạt động Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2022-2026.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 1517/QĐ-TTg ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2022-2026. Theo đó, Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực (Hội đồng) họp toàn thể định kỳ 6 tháng một lần, họp chuyên đề, khi cần thiết có thể tổ chức họp đột xuất.

 

 Theo quy chế, Hội đồng họp toàn thể định kỳ 6 tháng một lần, họp chuyên đề, khi cần thiết có thể tổ chức họp đột xuất.
Theo quy chế, Hội đồng họp toàn thể định kỳ 6 tháng một lần, họp chuyên đề, khi cần thiết có thể tổ chức họp đột xuất. (Ảnh minh họa)


Các ủy viên của Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, tham gia vào các hoạt động chung của Hội đồng, thực hiện nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về công tác được phân công. Các ý kiến tư vấn, đề xuất của Hội đồng được thảo luận tập thể và do Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng xem xét, quyết định. Trong trường hợp cần thiết Chủ tịch Hội đồng quyết định mời các tổ chức, cá nhân khác tham gia phiên họp của Hội đồng.

Cơ quan thường trực tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức, cá nhân về các nội dung liên quan trước khi đưa ra Hội đồng thảo luận.

Hoạt động của Hội đồng được thực hiện thông qua hình thức họp tập trung, họp trực tuyến; lấy ý kiến của các thành viên Hội đồng.

Theo Quyết định, Hội đồng có 7 Tiểu ban chuyên môn giúp việc ở những lĩnh vực chuyên môn sâu gồm: Giáo dục mầm non; giáo dục phổ thông; giáo dục đại học; giáo dục nghề nghiệp; giáo dục thường xuyên và học tập suốt đời; giáo dục thể chất; phát triển nguồn nhân lực. Các tiểu ban họp theo quyết định của Trưởng tiểu ban.

Theo đó, phân công trách nhiệm của các thành viên Hội đồng: Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo mọi hoạt động của Hội đồng; chủ trì và kết luật các phiên họp toàn thể Hội đồng; phân công và giao nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng.

Phó Chủ tịch Hội đồng giúp Chủ tịch Hội đồng trong việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động của Hội đồng; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về công tác được giao.

Ủy viên Hội đồng có trách nhiệm tham gia các phiên họp của Hội đồng, các tiểu ban chuyên môn; chủ động tham gia ý kiến về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực giáo dục, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và phát triển nhân lực theo chương trình công tác, nội dung phiên họp Hội đồng bằng văn bản gửi đến Văn phòng Hội đồng để tổng hợp, tham mưu báo cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về nhiệm vụ, quyền hạn được giao...

Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan thường trực Hội đồng có nhiệm vụ xây dựng chương trình công tác nhiệm kỳ 2022-2026 và đề xuất nội dung các cuộc họp toàn thể Hội đồng, báo cáo Chủ tịch Hội đồng phê duyệt; đôn đốc các bộ, ngành, địa phương, các ủy viên Hội đồng, ủy viên các tiểu ban chuyên môn chuẩn bị báo cáo những vấn đề tư vấn cho Chủ tịch Hội đồng; gửi tài liệu cần thiết cho các thành viên Hội đồng, các tiểu ban chuyên môn.

 

G.B
 

Có thể bạn quan tâm

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.

Sắp có khung năng lực số cho người học

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người học có được năng lực số phù hợp với từng cấp học bậc học.