Bài 4: Liệu có bảo đảm an ninh- trật tự?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dù không nổi cộm như một số địa phương khác về vấn đề an ninh trật tự, song Trung tâm Thương mại (TTTM) Pleiku vẫn là nơi tập trung nhiều tệ nạn xã hội như: Trộm cắp, móc túi, ăn xin và quấy rối… So với các chợ khác trên địa bàn, đặc biệt là những ngày lễ, Tết lượng khách từ các huyện đổ về TTTM để mua sắm khá đông.
Ngày 14-7, trong khi mua sắm tại TTTM Pleiku, tác giả bài viết đã chứng kiến cảnh một người lang thang đi theo và quấy rối một khách hàng đang mua sắm tại đây khiến khách hàng này một phen khiếp vía. Khuôn mặt tái xanh, vẫn chưa hoàn hồn, chị L.T.T. (phường Ia Kring, TP. Pleiku) nói: “Ông ta cứ chăm chăm nhìn tôi và nói những từ ngữ không lịch sự, thậm chí còn sán lại định quàng tay lên vai tôi...”. Theo một số người kinh doanh buôn bán trong TTTM cho biết: Ngoài người đàn ông lang thang này (mọi người thường gọi là con bà Tám) thì hàng ngày ở đây có rất nhiều người đến xin ăn, cũng có người bị điên thật nhưng cũng có kẻ giả điên, lợi dụng sơ hở là bốc đồ ăn, hoặc thấy khách hàng đang trả tiền là sán lại xin.
Dẹp trật tự tại cổng Trung tâm Thương mại Pleiku. Ảnh: Dã Quỳ
Lập lại trật tự tại cổng Trung tâm Thương mại Pleiku. Ảnh: Dã Quỳ
Thế nhưng nỗi sợ hãi của chị T. vẫn chưa là gì so với những người không may bị rạch túi hay bị móc trộm tiền. Bà Trúc- một hộ kinh doanh thịt tại TTTM cho biết: Có khách hàng vừa mua xong miếng thịt, quay sang lấy tiền trả thì ví tiền của mình đã “không cánh mà bay”, nhìn lại thấy túi xách đã bị rạch một đường dài, tiền mất khuôn mặt họ thẫn thờ, tiếc của có người còn khóc lóc…

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề an ninh trật tự tại TTTM Pleiku, Thượng tá Đinh Văn Ngưỡng-  Trưởng Công an phường Diên Hồng (TP. Pleiku) cho biết: Các đối tượng rạch túi, móc trộm thường hoạt động theo nhóm (2 hoặc 3 người), nhất là những ngày lễ, Tết đông người tập trung về TTTM để mua sắm. Phương thức hoạt động của chúng thường là giả vờ ăn mặc lịch sự hoặc bế con trà trộn, chen lấn, các đối tượng khác trong nhóm đi sau lợi dụng khách hàng nào sơ hở là chúng móc túi, nếu khó thì chúng dùng dao lam để rạch túi. Trong dịp Tết Canh Dần vừa qua, Công an phường đã phối hợp với Ban Bảo vệ TTTM bắt quả tang 2 nhóm đang hoạt động trộm cắp tại TTTM. Một nhóm gồm 2 đối tượng là Nguyễn Thị Ni (SN 1991) và Diệp Liên (SN 1957) thường trú tại phường Hội Thương (TP. Pleiku) và một nhóm gồm 3 đối tượng từ Quảng Ngãi dạt lên. Các đối tượng này sau khi lập hồ sơ đã chuyển về địa phương giáo dục và quản lý.
Ngoài ra, còn có một số đối tượng bề ngoài đi ăn xin nhưng nếu có cơ hội là trộm cắp, cướp giật. Cũng theo ông Ngưỡng các đối tượng này thường di chuyển quanh khu vực TTTM, chợ đêm và bãi đậu, đỗ xe nội thị; tuổi đời còn khá trẻ từ 14 đến 16 tuổi, chủ yếu từ các địa phương khác đến. Trong các đợt tuần tra, kiểm soát từ đầu năm đến nay, Công an phường Diên Hồng đã bắt 7 đối tượng lang thang. Trong đó, 5 đối tượng được đưa vào Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tổng hợp tỉnh và 2 đối tượng giao cho gia đình quản lý.
Bên cạnh các vấn nạn về trộm cắp, ăn xin… thì vấn đề trật tự an toàn giao thông tại các cổng TTTM cũng khiến nhiều người dân lo ngại, nhất là vào những giờ tan tầm 11, 12 giờ trưa và 5, 6 giờ chiều các hộ kinh doanh thường bày bán hàng lấn chiếm lòng, lề đường gây ách tắc giao thông và không ít vụ tai nạn giao thông đã xảy ra tại những điểm này, đáng nói nhất là khu vực cổng phía đường Hai Bà Trưng. Theo quan sát của chúng tôi, hễ thấy có mặt Đội Tự quản của phường Diên Hồng thì các hộ kinh doanh dẹp vào trong, nhưng khi lực lượng tự quản vừa đi khỏi thì đâu lại vào đấy, hàng cá, hàng rau cứ đua nhau lấn chiếm lòng đường khiến giao thông trở nên ách tắc. Chưa kể tình trạng một số người dân dựng xe ngay dưới lòng đường để mua hàng cũng góp phần gây cản trở giao thông.
Thời gian gần đây, vấn đề trật tự an toàn tại TTTM Pleiku đã được các đơn vị chức năng quan tâm, các vụ trộm cắp giảm, trật tự tại các cổng TTTM cũng được lập lại. Việc quy trách nhiệm cho lực lượng bảo vệ của Ban Quản lý TTTM đã có hiệu quả cao. Tuy nhiên, tại đây vẫn còn tiềm ẩn nhiều vấn nạn, đòi hỏi Ban Quản lý TTTM, các lực lượng chức năng cần tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát hơn nữa để người dân yên tâm mỗi khi đi mua sắm. Ngoài ra, việc các bãi giữ xe lấn hết hè đường không còn chỗ cho người đi bộ đã diễn ra khá lâu nhưng vấn đề này vẫn chưa được các cơ quan chức năng quan tâm xử lý đúng mức.
Lê Lan

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.