Bài 2: Hồi ức về một vùng đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với những người đã từng công tác, gắn bó lâu dài cùng Kon Tum, nhất là các cán bộ tỉnh ngày đó, sự kiện Kon Tum đón mừng tuổi 100 (9-2-2013) khiến lòng họ không khỏi ngậm ngùi. Yêu mến có, tự hào có, khâm phục cũng có. Bởi trong hồi ức của họ, nơi đây tuy là một vùng đất nghèo nhưng lại vô cùng kiên trung và vững vàng khí tiết cách mạng.

Chuyện ngày ấy

Kể lại cho chúng tôi nghe về thời kỳ khó khăn của Kon Tum ngày trước, ông Nguyễn Tấn Đức, nguyên Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Kon Tum, cứ suýt soa mãi. Cái tuổi 87 vẫn chưa thể ngăn nổi dòng xúc cảm trong ông mỗi khi nhớ về những ngày tháng ấy. Năm 1962, ông lên Kon Tum hoạt động cách mạng. Khi đó, Kon Tum toàn rừng núi, các cán bộ và bộ đội toàn phải tự vạch đường mà đi chứ chưa có nhiều đường mòn. Cái Tết đầu tiên năm đó cũng khiến ông nhớ mãi: “Mỗi người chúng tôi được cơ quan cho ăn Tết bằng 2 chén rau cần cắt nhuyễn nấu với chút thịt heo. Một con heo chục ký cho cả ba nơi là Ban Tuyên huấn, Ban Tổ chức và Văn phòng Tỉnh ủy dùng chung. Tới giờ trong tôi vẫn nhớ hoài cái Tết ấy, thấm thoắt mà đã 50 năm trôi qua, lại sắp đón thêm một cái Tết nữa rồi”.
 

Ông Nguyễn Tấn Đức. Ảnh: Hồng Thi
Ông Nguyễn Tấn Đức. Ảnh: Hồng Thi

Nhắc đến cuộc sống khi đó, ông Đức không quên nói thêm: “Đời sống nhân dân khi đó còn rất nghèo khổ, cơm không đủ mà ăn, quần áo không đủ mặc. Người nghèo mặc áo không thấy vải chỉ toàn thấy miếng vá, đến nỗi áo thường thành áo ấm luôn vì vá lớp này đè lên lớp kia. Riêng khu 6 (phía Nam Đak Glei) và H30 (phía Đông Đak Glei) thì chưa có tiền mua vải, phải dùng vỏ cây đập cho mềm ra rồi may áo mặc. Thế mà tấm lòng với Đảng, với cách mạng thì người dân ở đây vẫn sắt son lắm, nghĩ lại mà thương!”. Kể đến đây, ông bỗng dừng lại rồi im lặng. Đôi mắt ông chùng xuống, dường như lòng ông cũng nghẹn lại với những dạt dào xúc cảm đang ùa về ngày một nhiều...

Trong suốt 14 năm gắn bó với Kon Tum (1962-1975), ông Đức chia sẻ rằng hầu như ông đã đi hết tất cả mọi ngõ ngách của mảnh đất này. Địa hình chỗ nào cũng nhấp nhô đồi núi. Ngay cả việc chọn một vùng bằng phẳng để đặt trụ sở bí mật cho cơ quan ông khi đó cũng phải mất rất nhiều thời gian kiếm tìm. Theo ông Đức, đây là một yếu tố địa hình thuận lợi cho cách mạng nhưng lại khiến người dân gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế.

Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, tháng 10-1975, tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai hợp nhất thành tỉnh Gia Lai-Kon Tum. Đây là cơ hội và cũng là thách thức mới để tỉnh tiếp tục xây dựng và phát triển trên cơ sở kế thừa những thành quả mà 2 tỉnh đã làm được trước đó. Tại trang 145 trong cuốn hồi ký “Lớn lên nhờ cách mạng” của mình, ông Ksor Krơn (Nguyễn Văn Sỹ)-nguyên Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai-Kon Tum cho biết: “Vào thời điểm đó, chúng ta quyết tâm thực hiện thắng lợi 5 mục tiêu: định canh, định cư cho 6 vạn dân, tiếp nhận 7 vạn lao động mới, khai hoang cho được 23.000 ha, nâng diện tích trồng trọt lên 10 vạn ha, sản xuất ra 16 vạn tấn lương thực, khai thác 12 vạn khối gỗ tròn; ổn định đời sống, phấn đấu đạt bình quân 270 kg lương thực quy ra thóc trên đầu người, không để diễn ra tình trạng có người chết đói. Xây dựng củng cố chính quyền vững chắc; xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh; cơ bản quét sạch FULRO, bọn tàn quân ngụy và lực lượng phản động khác, giữ ổn định chính trị, không để diễn ra bạo loạn”. Và những nhiệm vụ ấy, tỉnh Gia Lai-Kon Tum khi đó đã phấn đấu cật lực nên cơ bản hoàn thành, góp phần tạo nền tảng bước đầu cho sự vươn lên bền vững của Kon Tum sau này.

… Và bây giờ

Quyết định tách tỉnh Gia Lai-Kon Tum thành hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum riêng biệt như trước giải phóng vào tháng 10-1991 được nhiều cán bộ và nhân dân địa phương ủng hộ cao. Ông Nguyễn Duy Khanh, nguyên Ủy viên ban Thường vụ tỉnh ủy, Trưởng Ban tổ chức tỉnh ủy Gia Lai-Kon Tum, nguyên Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai, nhận định: “Việc chia tách tỉnh là rất phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước lúc bấy giờ. Nhờ có chia tách đó mà mỗi tỉnh có cơ hội tận dụng tiềm năng, tiềm lực riêng có của mình để phát triển với tốc độ nhanh hơn; cán bộ cũng sát dân hơn, chủ trương đưa ra phù hợp hơn”.
 

Ông Nguyễn Duy Khanh. Ảnh: Hồng Thi
Ông Nguyễn Duy Khanh. Ảnh: Hồng Thi

Cũng theo ông Khanh, Kon Tum giờ phát triển hơn trước nhiều, đang từng bước thay da đổi thịt, kinh tế phát triển hơn. Tuy chưa bằng các tỉnh Tây Nguyên, thế nhưng người dân nơi đây cũng phấn khởi vì có cuộc sống ấm no, đủ đầy. Đó là thành quả lãnh đạo của Đảng ta, mà cụ thể là Đảng bộ Kon Tum và nhân dân Kon Tum.

Gắn bó với “Làng Hồ” từ thời còn gian khó đến nay, ông Ka Ba Tơ-nguyên Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum-đã xem nơi đây là quê hương thứ hai của mình. Từng giữ nhiều chức vụ chủ chốt của tỉnh Gia Lai-Kon Tum trước đó và Kon Tum sau này, có thể nói, ông Ka Ba Tơ là một trong những người chứng kiến và nắm bắt khá sâu sắc sự đổi thay của Kon Tum theo năm tháng. Ông cho biết: “Từ chỗ là một tỉnh nghèo, đến nay, Kon Tum đã có hàng chục nghìn ha cà phê, cao su. Bộ mặt nông thôn cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ 53% đói nghèo lúc tách tỉnh thì bây giờ chỉ còn dưới 23%. Thu nhập bình quân hàng năm của người dân đạt 700USD/người và hiện tỉnh đang phấn đấu đến 2015 đạt 900-1.000USD/người”.
 

Ông Ka Ba Tơ. Ảnh: Hồng Thi
Ông Ka Ba Tơ. Ảnh: Hồng Thi

Đánh giá về tình hình phát triển kinh tế của Kon Tum mà chủ yếu là phát triển nông nghiệp, ông Nguyễn Tấn Đức không quên liệt kê cho chúng tôi thấy những tiềm năng mà Kon Tum đang sở hữu. Theo ông, nếu biết khai thác và phát huy theo hướng đúng đắn thì kinh tế nơi đây sẽ có thêm nhiều khởi sắc trong tương lai. “Kon Tum có một đặc thù là khí hậu nhiệt đới xen lẫn ôn đới ở một số vùng như Ngọc Linh, Măng Đen… Sau này, chúng ta có thể tận dụng điều đó để đẩy mạnh hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Có thể nói 70% giống cây trồng ở Đà Lạt mang về những vùng đó ở Kon Tum đều trồng được. Khi đó, chúng ta có thể xây dựng những vùng chuyên canh hoa hoặc rau màu”-ông Đức nhận định.

Ngẫm về cái tuổi 100 mà Kon Tum sắp đón nhận, những người đã từng gắn bó, đã từng góp phần công sức bé nhỏ của mình cho sự phát triển ngày một bền vững của vùng đất này như các ông, đều cảm thấy rất đỗi tự hào. Bởi đó là cả một sự cố gắng, nỗ lực vươn lên trong gian khó, bởi đó là quê hương, là những thứ vốn gần gũi và thân quen trong họ, và cũng bởi vì “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn…”.

“Có những khi ngồi xem lại những tấm hình đã cũ, rất nhiều kỷ niệm lại hiện lên mồn một trong tôi. Hồi đó, với bộ quần áo giản dị, đôi dép cao su thông dụng mang từ rừng ra, tôi đã cùng nhiều đồng chí lặn lội khắp trong Nam, ngoài Bắc. Chúng tôi đã đến nhiều vùng trong nước để học tập kinh nghiệm, đem về áp dụng, chỉ mong làm sao quê hương mình sẽ giàu mạnh, vững vàng hơn… Những tấm ảnh đen trắng xưa, giờ nhiều chỗ đã úa màu nhưng nhiệt huyết một thời thì dường như vẫn còn nguyên vẹn. Mong sao những người đi sau chúng tôi sẽ làm tốt hơn nữa trọng trách của mình để mọi người dân thêm no ấm, địa phương chúng ta thêm giàu mạnh…”. Những dòng tự sự mà ông Ksor Krơn đã chia sẻ trong cuốn Hồi ký của mình dường như cũng là nỗi lòng của các thế hệ lãnh đạo tỉnh Kon Tum trước đây. Họ vui khi nhìn thấy, nghe thấy Kon Tum đang thay da đổi thịt từng ngày…

Song Thi

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.