Bác sĩ chia sẻ phương pháp 'dĩa ăn và bàn tay' giúp kiểm soát đường huyết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việc áp dụng phương pháp dĩa ăn hoặc bàn tay giúp đo lường cân bằng các nhóm thực phẩm, góp phần kiểm soát đường huyết.

BS-CKI Trần Thị Ngọc Anh - khoa Nội tiết, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, cho biết tiểu đường là một tình trạng bệnh lý bị ảnh hưởng nhiều bởi chế độ ăn, đặc biệt là các thực phẩm ngọt, nhiều đường. Đã có nhiều công thức giúp bệnh nhân có thể điều chỉnh chế độ ăn của bản thân. Dưới đây là 2 phương pháp chính giúp bệnh nhân ước lượng phần ăn, từ đó góp phần kiểm soát đường huyết.

Phương pháp dĩa ăn

Sử dụng một dĩa ăn đường kính khoảng 1 gang tay (khoảng 20 cm). Trong một bữa ăn thì 1/2 dĩa sẽ là rau củ không chứa tinh bột như bắp cải, cải xoong, măng tay, xà lách, củ cải, cà tím, bông cải xanh, cải thảo, su hào, đậu bắp, dưa chuột, rau chân vịt, bông cải brussel, đậu xanh. 1/4 dĩa sẽ là thực phẩm chứa chất đạm như gà, trứng, cá, bò, heo hoặc các loại đậu, tàu hủ. 1/4 còn lại sẽ là các thực phẩm chứa tinh bột như khoai tây, cơm, mì, trái cây hoặc một cốc sữa. Dùng kèm sau bữa ăn là nước lọc.

Sử dụng dĩa ăn giúp đo lường lượng thực phẩm các nhóm ăn. Ảnh minh họa LÊ CẦM

Sử dụng dĩa ăn giúp đo lường lượng thực phẩm các nhóm ăn. Ảnh minh họa LÊ CẦM

Phương pháp bàn tay

Phương pháp này giúp ước lượng phần ăn đơn giản dựa trên lòng bàn tay. Theo đó, trong một bữa ăn, sẽ dùng lượng chất xơ như rau củ vừa 2 lòng bàn tay. Lượng tinh bột hoặc trái cây vừa 1 nắm tay. Chất đạm (thịt cá, trứng) vừa 1 lòng bàn tay. Chất béo như bơ, mỡ cá, dầu hạt... lượng khoảng 1 ngón tay cái. Ngoài ra, bổ sung thêm 200 ml sữa không đường.

Bác sĩ Anh cũng lưu ý nên chọn các loại mỡ giàu axit béo chuỗi dài như mỡ cá và dầu hạt hơn mỡ động vật. Lượng muối nêm nên giới hạn dưới 2,3 gram/ngày.

Nên tránh sử dụng các loại nước ngọt, bánh kẹo hoặc các thực phẩm giàu đường. Nên tập trung vào 3 cử ăn trong ngày, tránh ăn vặt, đặc biệt ở những bệnh nhân đang sử dụng thuốc tiêm insulin.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.