Bác bỏ thông tin bắt cóc trẻ em tại TP. Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 26-7, một tài khoản facebook có tên Đ.Đ.Q.Q đã đăng một trạng thái để chế độ công khai trên trang cá nhân của mình rằng tại Gia Lai đã xuất hiện các đối tượng bắt cóc trẻ em.

 Dòng trạng thái gây hoang mang mà cô gái chia sẻ trên facebook.
Dòng trạng thái gây hoang mang mà cô gái chia sẻ trên facebook.

Cụ thể, tài khoản này viết: “Nay chị em có con nhỏ cẩn thận. Bắt cóc đã về đến Gia Lai. Mới có một vụ gần chùa áo vàng, đến tận nhà bắt. Và cha đứa bé chạy ra ôm lại thì 2 xe 4 thằng đâm dao mới cấp cứu chiều hôm qua. Và một chị đang ẵm con cho ăn ngay đầu đường Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thiếp. Bọn bắt cóc nhảy xuống xe giật đứa nhỏ trên tay chị đó. May mà chỗ đó đông người, mấy chú xe thồ la lên, chống trả nên bọn nó quăng đứa nhỏ vô bụi chỉ bị xước mặt. Nay bắt cóc xuất hiện khắp nơi rồi. Vậy khuyên chị em bớt đăng ảnh con mình lên facebook để đưa con mình vào tầm ngắm của bọn bắt cóc”.

Ngay sau khi đăng tải, dòng trạng thái này đã nhanh chóng nhận được nhiều lượt thích, chia sẻ và bình luận. Hầu hết đều tỏ ra hoang mang trước sự hung hãn, coi thường pháp luật của “kẻ bắt cóc” như trong trạng thái mà chủ tài khoản facebook miêu tả. Tuy nhiên, khi P.V liên hệ với chủ tài khoản này qua điện thoại, cô gái chủ tài khoản xác nhận đây chỉ là thông tin nghe lại từ người khác kể, cô gái viết lên facebook nhằm cảnh báo cho mọi người. Sau đó thì cô gái đã xóa dòng trạng thái gây hoảng sợ cho các bậc phụ huynh. Chiều 26-7, trao đổi với P.V, Trung tá Phan Nhật Toàn-Trưởng Công an TP. Pleiku cho biết, không hề có việc bắt cóc trẻ em tại TP. Pleiku như chủ tài khoản facebook kia chia sẻ. Cũng theo Trung tá Toàn, khi nhận được thông tin, người dân nên báo cho lực lượng Công an để điều tra, xác minh vụ việc chứ không lên các trang mạng xã hội đăng tải khi chưa có sự kiểm chứng độ chính xác, dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Ngoài ra, người nào đăng những thông tin sai lệch gây ảnh hưởng đến xã hội này cũng sẽ bị xử phạt theo luật pháp.
    
Được biết, thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều clip, thông tin về các vụ bắt cóc trẻ em gây hoang mang dư luận mà không có sự kiểm chứng của cơ quan chức năng. Vừa qua tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội, vì nghi ngờ hai người phụ nữ bán tăm bắt cóc trẻ em mà hàng chục người đã lao vào hành hung dẫn đến hai người phụ nữ bị thương nặng. Sau đó cơ quan Công an đã xác minh hai người phụ nữ chỉ đi bán tăm đơn thuần và tiến hành triệu tập hàng chục người để làm rõ hành vi “Cố ý gây thương tích”. Trước đó, một cặp vợ chồng tại Hà Nội cũng bị Công an xử phạt 20 triệu đồng vì tung tin đồn không chính xác về dịch Ebola đã xuất hiện ở Việt Nam. Mới đây nhất, ngày 12-6-2017, Công an TP. Đà Nẵng đã xử phạt hành chính 12 triệu đồng với một cô gái bịa ra tin có hai vụ bắt cóc trẻ em tại Quận Liên Chiểu mà Công an xác nhận là không chính xác.

Văn Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).