Ayun Pa nỗ lực khống chế bệnh viêm da nổi cục

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với việc triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, đến nay thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã cơ bản khống chế được bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò. Hiện nay, bà con nông dân đang tập trung chăm sóc đàn vật nuôi.
Thị xã Ayun Pa có trên 9.700 con bò của 1.848 hộ chăn nuôi. Từ ngày 13-7 đến nay, toàn thị xã có 838 con bò bị nhiễm bệnh, trong đó có 710 con được chữa khỏi, 78 con bị chết. Số bò còn lại đang được tập trung chữa trị và dần phục hồi. Hiện tại, phường Hòa Bình và Đoàn Kết đã công bố hết dịch sau 21 ngày không có trâu, bò nhiễm bệnh mới. Toàn thị xã đã trải qua 1 tuần không phát hiện thêm bò bị nhiễm bệnh.
Ông Tào Quang Nam (phường Đoàn Kết) là hộ chăn nuôi đầu tiên của thị xã phát hiện bò bị bệnh VDNC. Ông cho biết: Đầu tháng 7, một con trong đàn bò 7 con của gia đình có dấu hiệu nhiễm bệnh VDNC. Sau khi báo chính quyền địa phương, cán bộ thú y tới phun hóa chất tiêu độc khử trùng toàn bộ chuồng trại, hướng dẫn cách chữa trị. Theo hướng dẫn, ông nhốt riêng con bò bị bệnh, tiêm thuốc và cho ăn rau xanh, thuốc bổ để bò tăng sức đề kháng. Với số bò còn lại, ông đăng ký tiêm vắc xin phòng bệnh. Nhờ vậy, đàn bò không con nào bị bệnh thêm. Con bò nhiễm bệnh hiện cũng đã khỏi hoàn toàn.
Người dân phường Đoàn Kết phun hóa chất tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi. Ảnh: Vũ Chi
Người dân phường Đoàn Kết phun hóa chất tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi. Ảnh: Vũ Chi
Theo ông Rcom Roa-cán bộ thú y phường Đoàn Kết, ngay sau khi dịch bệnh xuất hiện trên địa bàn, UBND phường chỉ đạo các tổ dân phố tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân, vận động các hộ chủ động mua vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi. Đến nay, trên 90% số bò của người dân trong phường đã được tiêm vắc xin phòng bệnh. Hiện phường đã công bố hết dịch VDNC sau 29 ngày không có con nhiễm bệnh mới; toàn bộ số bò nhiễm bệnh cũng đã được chữa khỏi.
Xã Ia Sao có đàn bò lớn nhất thị xã Ayun Pa với trên 2.100 con. Ngay sau khi dịch VDNC xuất hiện, chính quyền địa phương đã thành lập tổ chuyên môn trực tiếp xuống các hộ chăn nuôi có bò nhiễm bệnh để hướng dẫn cách ly, vệ sinh chuồng trại. Xã cũng phân bổ 30 lít hóa chất cấp về các thôn, buôn để tiến hành phun tiêu độc khử trùng. Bên cạnh đó, tổ chuyên môn tăng cường tuyên truyền, vận động người dân mua vắc xin tiêm phòng cho đàn vật nuôi. Đến nay, toàn xã có 559 con bò được tiêm phòng. Nhờ người dân nhận thức rõ mức độ nguy hiểm của dịch bệnh để chủ động phòng tránh và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của cán bộ thú y nên 112 con bò đã được chữa khỏi, hiện chỉ còn 5 con nhiễm bệnh.
Theo ông Nay Kli (buôn Khăn, xã Ia Sao), bên cạnh việc tiêm vắc xin, yếu tố quan trọng nhất để phòng-chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi là phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và diệt vật trung gian lây truyền bệnh như ruồi, muỗi, ve. “Ngay khi có tin về dịch VDNC, tôi đã mua vắc xin về tiêm phòng cho đàn bò. Nhờ thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ thú y nên đàn bò 15 con của gia đình vẫn khỏe mạnh, không bị bệnh trong suốt thời gian qua”-ông Kli cho biết.
Cán bộ thú y tiêm vắc xin VDNC cho đàn bò. Ảnh: Vũ Chi
Cán bộ thú y xã Ia Sao tiêm vắc xin VDNC cho đàn bò. Ảnh: Vũ Chi
Mặc dù dịch VDNC đã cơ bản được khống chế, song ngành chức năng thị xã vẫn khuyến cáo người dân không lơ là, chủ quan bởi thời tiết mưa nắng đan xen như hiện tại là điều kiện thuận lợi cho vật chủ trung gian truyền bệnh phát triển. Ông Trần Đức Vinh-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã-cho biết: Ngay sau khi dịch VDNC xuất hiện, Trung tâm phối hợp với các xã, phường tiến hành tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng-chống dịch và cách xử lý khi có trâu, bò nhiễm bệnh; cấp phát 225 lít hóa chất và hơn 3 tấn vôi bột khử trùng chuồng trại chăn nuôi cho các xã, phường. Bên cạnh đó, Trung tâm tập trung triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi. Hiện nay, khoảng 6.047 con bò trên địa bàn đã được tiêm vắc xin phòng bệnh VDNC, trong đó có 1.120 liều vắc xin do thị xã cấp và 975 liều do tỉnh phân bổ tiêm miễn phí cho hộ khó khăn.
Cũng theo ông Trần Đức Vinh, Ayun Pa vẫn còn trên 30% số trâu, bò vẫn chưa được tiêm vắc xin. Vì vậy, dịch bệnh vẫn tiềm ẩn nguy cơ rất lớn. “Trung tâm đề xuất UBND thị xã hỗ trợ kinh phí tiêm phòng cho số trâu, bò còn lại; đồng thời tăng cường tuyên truyền, vận động người dân chủ động mua vắc xin tiêm cho đàn vật nuôi. Đây được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng-chống dịch bệnh”-ông Vinh nhấn mạnh.
VŨ CHI

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.