Ayun Pa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều hoạt động nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc nói chung và các di sản văn hóa-nghệ thuật của đồng bào Jrai nói riêng.

Thị xã Ayun Pa có 49 thôn, buôn, tổ dân phố, trong đó có 24 thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số. Trong quá trình hình thành và phát triển, đồng bào các dân tộc nơi đây đã tạo nên nét bản sắc văn hóa phong phú và độc đáo riêng có của vùng đất Ayun Pa. Tuy nhiên, dưới sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc Jrai có nguy cơ mai một.

Từ thực trạng đó, Ban Thường vụ Thị ủy đã ban hành Chương trình số 08-CTr/TU ngày 1-12-2008 về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới. Theo đó, cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội cụ thể hóa nội dung chương trình vào kế hoạch, hoạt động của các địa phương, cơ quan, đơn vị.

Đồng thời, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển khai các nội dung Luật Di sản văn hóa nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác sưu tầm, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn.

Phục dựng lễ cúng cầu mưa tại xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa. Ảnh: Đ.T.T

Phục dựng lễ cúng cầu mưa tại xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa. Ảnh: Đ.T.T

Qua kiểm kê, toàn thị xã hiện có 115 bộ cồng chiêng, trong đó có 597 chiếc chiêng bằng, 1.212 chiếc chiêng núm. Thị xã cũng đã tổ chức 4 lớp truyền dạy cồng chiêng tại các trường học, thôn, buôn. Đồng thời, hỗ trợ trang bị bộ cồng chiêng cho các trường THCS của 4 xã và Trường THCS Dân tộc Nội trú thị xã. Hiện trên địa bàn thị xã có 10 đội cồng chiêng thường xuyên hoạt động.

Cùng với đó, thị xã làm tốt công tác sưu tầm, tổ chức phục dựng các lễ hội của người Jrai như: lễ cầu mưa, cúng bến nước, lễ cưới truyền thống... Công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, đặc biệt là các loại hình như: kể khan, hát dân ca; phát triển ngành, nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, đan lát, làm rượu cần, tạc tượng… cũng được chú trọng. Bên cạnh sự đầu tư của Nhà nước, việc xã hội hóa công tác sưu tầm, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa của đồng bào DTTS được chú trọng triển khai. Đặc biệt, Dự án “Giữ gìn và tiếp nối những giá trị văn hóa dân tộc Jrai tại xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai” của chị Ksor HNhi (buôn Rưng Ma Nin, xã Ia Rbol) được Hội đồng Anh phối hợp với Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam lựa chọn tài trợ thực hiện.

Nhằm triển khai hiệu quả công tác sưu tầm, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, nghệ thuật của cộng đồng các DTTS, thời gian đến, thị xã tăng cường tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới; Chương trình số 08-CTr/TU của Ban Thường vụ Thị ủy gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9-6-2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa-văn nghệ, hội thi, hội thao trong đồng bào DTTS gắn với các hoạt động chào mừng các sự kiện trọng đại, các ngày lễ lớn và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Chú trọng tổ chức phục dựng các lễ hội truyền thống của đồng bào Jrai, đồng thời duy trì các lớp truyền dạy cồng chiêng, nghề truyền thống... góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc tại địa phương.

Cùng với đó, chú trọng phát hiện tài năng về văn hóa-nghệ thuật; bồi dưỡng lý luận chính trị; tập huấn kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý văn hóa tại cơ sở và đội ngũ văn nghệ sĩ. Quan tâm đầu tư các thiết chế văn hóa tại cơ sở; hỗ trợ về cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động nhằm động viên, khích lệ tinh thần đối với các câu lạc bộ, đội, nhóm văn hóa-văn nghệ. Kịp thời biểu dương, khen thưởng đối với cá nhân, tập thể tiêu biểu có đóng góp thiết thực trong bảo tồn và phát huy di sản văn hóa-nghệ thuật truyền thống dân tộc. Mặt khác, huy động mọi nguồn lực xã hội nhằm phục vụ hiệu quả công tác sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu và phổ biến các giá trị văn hóa truyền thống của DTTS tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.