Ăn sáng và tối giờ này có thể tránh được bệnh tiểu đường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thời điểm tốt nhất để ăn sáng và tối để ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2 là lúc nào?
Bác sĩ Michael Mosley, người dẫn chương trình podcast Just One Thing của đài BBC (Anh), khuyến nghị thời điểm tốt nhất để dùng bữa nếu bạn muốn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Bác sĩ Michael Mosley đã chỉ ra khoảng thời gian bạn nên nghỉ giữa bữa tối và bữa sáng để tránh bệnh tiểu đường.
Bác sĩ giải thích rằng phương pháp gọi là ăn uống hạn chế thời gian này không chỉ có thể ngăn ngừa bệnh tật mà còn giúp giảm cân, cải thiện huyết áp và thậm chí cải thiện giấc ngủ, theo Express.
 
Phương pháp ăn hạn chế thời gian có thể giúp hạ huyết áp cao và thậm chí giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Ảnh: Shutterstock
Phương pháp ăn hạn chế thời gian có thể giúp hạ huyết áp cao và thậm chí giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Ảnh: Shutterstock
Sau đây là định nghĩa về khái niệm “ăn hạn chế thời gian” và cách thực hiện.
"Bây giờ là 7 giờ tối và tôi đang ăn tối cùng gia đình. Tôi sẽ không ăn gì cả cho đến 9 giờ 30 sáng mai," bác sĩ cho biết.
Bác sĩ Mosley cho biết, điều này có nghĩa là trong ít nhất 14 giờ liên tục, ông sẽ không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì ngoài nước trà hoặc nước lọc.
Phương pháp này gọi là ăn hạn chế thời gian và nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó có thể giúp hạ huyết áp cao và thậm chí giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, theo Express.
Tôi không ăn kiêng, tôi chỉ thay đổi giờ ăn, bác sĩ Mosley nói thêm.
Ông cũng nói rằng, vì tôi tránh ăn vào buổi tối nên tôi có sức khỏe tốt, nhẹ nhàng, tràn đầy năng lượng và sống thoải mái.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng kéo dài thời gian nhịn ăn qua đêm có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, theo Express.
Một nghiên cứu năm 2019 từ Viện Nghiên cứu Sinh học Salk ở California (Mỹ), cho thấy những người thừa cân - bị huyết áp cao và lượng đường trong máu cao, sau khi nhịn ăn qua đêm trong 14 giờ, đã giảm trung bình 3 kg chỉ sau 3 tháng. Ngoài ra, họ cũng cải thiện đáng kể về huyết áp và mức cholesterol, theo Express.
Bác sĩ Mosley cho biết, một nghiên cứu nhỏ khác từ Đại học Surrey (Anh) đã cho thấy, ăn bữa sáng muộn hơn và bữa tối sớm hơn đã dẫn đến những cải thiện tích cực về lượng đường và cholesterol trong máu chỉ sau 10 tuần.
 
Ăn bữa sáng muộn hơn và bữa tối sớm hơn giúp cải thiện tích cực lượng đường trong máu. Ảnh: Shutterstock
Ăn bữa sáng muộn hơn và bữa tối sớm hơn giúp cải thiện tích cực lượng đường trong máu. Ảnh: Shutterstock
Bác sĩ giải thích rằng sở dĩ ăn tối sớm hơn và ăn sáng muộn hơn mang lại hiệu quả là do đồng hồ bên trong cơ thể thúc đẩy nhịp sinh học.
Nếu ăn khuya khi cơ thể đang chuẩn bị đi ngủ, nó có thể khiến chất béo và đường tồn tại trong máu lâu hơn. Bác sĩ Mosley cho biết, điều này không tốt cho tim và cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ vì làm rối loạn đồng hồ cơ thể.
Một khách mời trên chương trình, bác sĩ Emily Manoogian, nhà nghiên cứu về sinh học thời gian và lâm sàng tại Viện Nghiên cứu Sinh học Salk, nói thêm rằng sinh lý và tinh thần của mỗi người là khác nhau ở những thời điểm khác nhau trong ngày và điều đó được điều phối bởi đồng hồ sinh học này.
Khi ăn khuya, hoóc môn ngủ melatonin còn ức chế cơ thể tiết ra insulin, do đó không thể lấy glucose từ máu để lưu trữ nó đúng cách.
Khi nào là thời điểm tốt nhất để ăn?
Vì vậy, thời gian tốt nhất để ăn tối là càng sớm càng tốt và ăn sáng càng muộn càng tốt, vì điều này có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, theo Express.
Bác sĩ Manoogian khuyên nên chọn khung thời gian ăn uống từ 8 đến 10 tiếng tùy theo lịch trình của bạn và tuân thủ theo. Bác sĩ Manoogian nói thêm, khung giờ ăn uống nên bắt đầu sớm nhất là 1 - 2 giờ sau khi thức dậy và kết thúc ít nhất vào lúc 3 - 4 tiếng trước khi đi ngủ.
Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.