An Khê “tiếp sức” hộ nghèo phát triển kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 (hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, từ đầu năm đến nay, thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã hỗ trợ bò sinh sản cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Đây là nguồn sinh kế giúp các hộ dân có điều kiện phát triển chăn nuôi, cải thiện thu nhập.

Trong 2 năm (2022-2023), tổng nguồn vốn được phân bổ để thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 trên địa bàn thị xã An Khê là hơn 1 tỷ đồng. Trong đó, năm 2022, thị xã đã phân bổ 274 triệu đồng mua 18 con bò sinh sản để hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo tại xã Cửu An (8 con), phường An Phước (5 con) và phường Ngô Mây (5 con).

Năm 2023, thị xã tiếp tục phân bổ 734 triệu đồng mua 38 con bò sinh sản cấp cho các hộ thuộc 10 xã, phường trên địa bàn.

Hộ nghèo xã Cửu An được hỗ trợ bò sinh sản từ Tiểu dự án 1- Dự án 3. Ảnh: Nguyễn Diệp

Hộ nghèo xã Cửu An được hỗ trợ bò sinh sản từ Tiểu dự án 1- Dự án 3. Ảnh: Nguyễn Diệp

Tại xã Cửu An, ngay từ đầu năm, UBND xã đã tiến hành rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo để lập danh sách hỗ trợ. Cùng với đó, xã thành lập tổ vận động mua bò sinh sản; mời các thành viên Ban Chỉ đạo giảm nghèo của xã kiểm tra, giám sát trước khi cấp bò cho các hộ. Việc trao bò được tiến hành theo hình thức đánh số bốc thăm để đảm bảo sự công bằng.

Bà Trương Thị Bích Thủy (thôn An Điền Nam, xã Cửu An) chia sẻ: Gia đình bà thuộc diện hộ cận nghèo. Do không có đất sản xuất nên cuộc sống gặp khó khăn. Hàng ngày, bà phải làm thuê để có nguồn thu nhập trang trải cuộc sống. Năm nay, bà được hỗ trợ 1 con bò lai. Sau khi nhận bò, bà đã xây dựng chuồng, trồng cỏ voi, mua rơm về tích trữ để chăm sóc thật tốt.

“Đây là tài sản có giá trị lớn của gia đình. Tôi sẽ chăn nuôi bò theo sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn”-bà Thủy nói.

Tại xã Cửu An, tổ quản lý cộng đồng có nhiệm vụ huy động mọi nguồn lực để trợ giúp hộ nghèo, cận nghèo của 3 thôn (gồm An Điền Nam, An Điền Bắc, An Bình) phát triển kinh tế gia đình.

Ông Tô Quang Chung-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn An Bình-cho biết: “Tôi là Tổ trưởng tổ quản lý cộng đồng. Để giúp đỡ các hộ nghèo, cận nghèo, chúng tôi thường xuyên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách hỗ trợ của Tiểu dự án 1 đến từng hộ nghèo, cận nghèo.

Bên cạnh đó, hướng dẫn các hộ giám sát lẫn nhau trong quá trình chăm sóc vật nuôi. Ngoài ra, các thành viên trong tổ phân công nhau đến từng gia đình vận động bà con trồng thêm cỏ voi, tạo nguồn thức ăn tại chỗ cho bò”.

Theo bà Nguyễn Thị Phúc-Chủ tịch UBND xã Cửu An: Trong 2 năm (2022 và 2023), từ nguồn hỗ trợ của Tiểu dự án 1, xã đã hỗ trợ 16 con bò sinh sản cho hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển chăn nuôi. Đặc biệt, xã chọn giống bò tại chỗ chứ không phải mua từ nơi khác và được tiêm phòng các loại vắc xin đầy đủ.

“Ban Chỉ đạo giảm nghèo của xã thường xuyên phân công các thành viên phối hợp với trưởng thôn giám sát chặt chẽ, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho hộ nghèo, cận nghèo; đồng thời, đề nghị bà con cam kết chăm sóc thật tốt để bò sinh sản”-Chủ tịch UBND xã Cửu An cho hay.

Trao đổi với P.V, ông Đặng Quốc Hoài Huy-Phó Chủ tịch UBND thị xã An Khê-cho biết: Thời gian qua, UBND thị xã đã chỉ đạo các xã, phường triển khai thực hiện các mô hình, dự án hỗ trợ bò sinh sản, tạo động lực để hộ nghèo, cận nghèo phát triển kinh tế.

Dù vậy, quá trình thực hiện gặp không ít khó khăn như hộ nghèo là người cao tuổi, gia đình có người mắc bệnh hiểm nghèo không có khả năng lao động. Bên cạnh đó, một số hộ nghèo vẫn còn tư tưởng trông chờ ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước và một số hộ thiếu đất ở, đất sản xuất…

“Thời gian tới, các xã, phường cần tiếp tục rà soát, đánh giá các mô hình giảm nghèo bền vững để phổ biến nhân rộng cách làm hay, mô hình hiệu quả và sáng kiến giảm nghèo dựa vào cộng đồng”-ông Huy nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.

Hội xuân ở xã Tơ Tung. Ảnh: Ngọc Minh

Hội Xuân ở xã Tơ Tung

(GLO)- Hội Xuân văn hóa-thể thao các dân tộc mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 và liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ IV do UBND xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày 7-2 thu hút nhiều người dân và du khách tham gia.