An Khê chú trọng thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã đẩy mạnh triển khai thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở, tạo sự đồng thuận, phát huy vai trò làm chủ của người dân, góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Những điển hình xuất sắc

Ông Nguyễn Văn Phương-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam phường An Phước là 1 trong 11 cá nhân được Ban Thường vụ Thị ủy An Khê tặng giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện QCDC ở cơ sở năm 2023. Bên cạnh chú trọng tham mưu giúp Đảng ủy phường triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở, ông Phương luôn tuyên truyền, vận động người dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận động người dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước.

Ông Phương cho biết: “Năm 2023, phường tiếp tục triển khai lắp đặt hệ thống camera an ninh. Tôi cùng thành viên các hội, đoàn thể đã vận động người dân đóng góp hơn 6 triệu đồng lắp đặt camera an ninh, nâng tổng số camera an ninh trên địa bàn phường lên 6 chiếc, góp phần gìn giữ an ninh trật tự. Bên cạnh đó, tôi cũng tích cực vận động người dân tổ 2 và tổ 3 tự nguyện hiến hơn 500 m2 đất để mở rộng đường hẻm, tạo điều kiện để bà con đi lại thuận lợi”.

Ban Thường vụ Thị ủy An Khê tặng giấy khen cho 9 tập thể và 11 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2023. Ảnh: N.M

Ban Thường vụ Thị ủy An Khê tặng giấy khen cho 9 tập thể và 11 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2023. Ảnh: N.M

Nhằm giúp đỡ hội viên phát triển kinh tế gắn với phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, Hội Nông dân xã Cửu An đã tuyên truyền, hướng dẫn hội viên nông dân về thủ tục vay vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT.

Đến nay, hơn 460 lượt hội viên đã vay vốn với tổng dư nợ 37 tỷ đồng để đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng cây ăn quả, nuôi ốc bươu đen... đem lại thu nhập ổn định. Hội còn tập trung hỗ trợ cây-con giống để hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn vươn lên phát triển kinh tế, góp phần giảm nghèo.

Bà Võ Thị Trường Giang-Chủ tịch Hội Nông dân xã Cửu An-chia sẻ: “Đến cuối năm 2023, Hội còn 8 hộ hội viên nghèo, giảm 3 hộ so với năm 2022. Để triển khai các nội dung nêu trên, Hội thường xuyên lồng ghép vào các buổi sinh hoạt chi hội, tổ hội nghề nghiệp hoặc phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam xã và các tổ chức chính trị-xã hội, công chức chuyên môn UBND xã để tuyên truyền đến hội viên nông dân; đưa ra tập thể thảo luận, lấy ý kiến, tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ, hội viên nông dân”.

Còn bà Nguyễn Thị Dung-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn 3 (xã Thành An) thì cho hay: “Trong năm 2023, Chi bộ đã vận động cán bộ, đảng viên, người dân đóng góp 4,2 triệu đồng và tham gia 60 ngày công, hỗ trợ vật liệu để xây dựng công trình phụ, nhà kho, sửa chữa sân nhà văn hóa. Sau khi các hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, nhà văn hóa khang trang hơn, người dân tham gia các cuộc hội họp đông vui hơn”.

Nâng cao chất lượng thực hiện QCDC ở cơ sở

Năm 2023, cấp ủy, chính quyền, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội của thị xã An Khê tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện QCDC ở cơ sở gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; tăng cường công tác tiếp xúc, đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với người dân, doanh nghiệp.

Cấp ủy, chính quyền các cấp đã tiếp 90 lượt với 104 người, giảm 42 lượt, giảm 78 người so với năm 2022; công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư của người dân được thực hiện đúng quy định.

Đến nay, trên địa bàn thị xã không có “điểm nóng” về khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Các cơ quan nhà nước, chính quyền triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở gắn với công tác dân vận chính quyền; đẩy mạnh cải cách hành chính, đảm bảo tính công khai, minh bạch.

Việc thực hiện dân chủ ở xã, phường đạt được những kết quả tích cực, nhất là các nội dung liên quan đến công khai quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, vốn vay phát triển sản xuất, giảm nghèo, các thủ tục hành chính đã tạo điều kiện cho người dân nắm bắt và giám sát quá trình thực hiện.

Bên cạnh đó, việc thực hiện dân chủ trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có tổ chức Đảng, tổ chức chính trị-xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện.

Nhà văn hóa thôn 3, xã Thành An được kịp thời sửa chữa, khang trang hơn, nhờ cán bộ, đảng viên, người dân đồng tình đóng góp kinh phí. Ảnh: Ngọc Minh

Nhà văn hóa thôn 3, xã Thành An được kịp thời sửa chữa, khang trang hơn, nhờ cán bộ, đảng viên, người dân đồng tình đóng góp kinh phí. Ảnh: Ngọc Minh

Theo ông Huỳnh Minh Thiện-Trưởng ban Dân vận Thị ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã An Khê: Thời gian tới, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội thị xã tiếp tục quán triệt Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Kết luận số 120-KL/TW ngày 7-1-2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và hiệu quả thực hiện của các cấp, các ngành, của đội ngũ cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân đối với việc thực hiện dân chủ ở địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, gắn việc thực hiện QCDC ở cơ sở với các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Kết luận số 01-KL/TW ngày 18-5-2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Thị xã cũng tiếp tục cụ thể hóa và thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; nêu cao vai trò gương mẫu của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý; tăng cường tiếp xúc, đối thoại và giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo và những ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người dân; đẩy mạnh cải cách hành chính, công khai, minh bạch trong quản lý, điều hành; thường xuyên kiểm tra, thanh tra công vụ, xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức có hành vi cửa quyền, tham nhũng, gây phiền hà cho Nhân dân.

“Bên cạnh đó, thị xã sẽ thực hiện tốt hoạt động tiếp xúc cử tri, tổng hợp, phản ánh tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp HĐND các cấp và giám sát việc giải quyết các kiến nghị này. Phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận, các tổ chức chính trị-xã hội trong thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân. Thường xuyên kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở các cấp, phát huy vai trò, trách nhiệm của các thành viên”-ông Thiện thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

(GLO)- Những năm gần đây, Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án chống sạt lở bờ sông, suối. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể đầu tư rộng khắp, tình trạng sạt lở bờ sông, suối ở một số nơi vẫn xảy ra.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa cùng các đại biểu dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn. Ảnh: Vũ Chi

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn

(GLO)- Chiều 16-11, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con Liên khu dân cư thôn Ma Rin 3 và Ma San (xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Tuân (bìa phải)-Bí thư Chi bộ làng Khôn trao đổi về công tác chuẩn bị đại hội chi bộ với lãnh đạo Đảng ủy xã Ia Mơ. Ảnh: P.D

Làng Khôn gặp khó về công tác cán bộ

(GLO)- Theo kế hoạch, đầu năm 2025, làng Khôn (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) sẽ tiến hành bầu trưởng thôn và tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2027. Tuy nhiên, làng Khôn vẫn còn khó khăn trong công tác cán bộ và phát triển đảng viên.