Ăn cá nóc, 1 người chết, 5 người nguy kịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bắt được cá nóc, 6 thuyền viên rủ nhau ăn, 1 người chết, 5 người nguy kịch.

Cá nóc có chất cực độc gây chết người (Ảnh minh họa)
Cá nóc có chất cực độc gây chết người (Ảnh minh họa)



Chiều 26-10, bác sĩ Đỗ Văn Anh-Giám đốc Bệnh viện Đa khoa La Gi, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận cho biết, vào trưa cùng ngày, đơn vị đã tiếp nhận 6 ca bị ngộ độc do ăn cá nóc. Trong đó, có một trường hợp tử vong, 5 người còn lại trong tình trạng nguy kịch phải chuyển đi Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM).

Nạn nhân tử vong là anh Tr.Th.Th., ngụ phường Phước Lộc, thị xã La Gi. 5 nạn nhân còn lại khi được chủ tàu cá đưa vào bệnh viện đều trong tình trạng người co giật, toàn thân tím tái, ói mửa, gồm: Ph.Đ. (27 tuổi), Ng.Đ.C. (25 tuổi), Ng.Qu.V. (28 tuổi), Ph.V.T. (41 tuổi) cùng ngụ thị xã La Gi và Ng.V.Ph. (25 tuổi), ngụ thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

Theo Bệnh viện Đa khoa La Gi, 6 nạn nhân này đều là thuyền viên, khi đánh bắt hải sản trên biển đã bắt được cá nóc rồi rủ nhau làm thịt ăn nên dẫn đến sự việc đáng tiếc.

 

Một số loài cá nóc có chất độc gọi là tetrodotoxin. Đây là một loại độc tố thần kinh cực độc, gấp hơn 1.200 lần so với cyanua. Độc tố của một con cá đủ giết chết 30 người.

Chất độc của cá nóc tập trung ở da, ruột, gan, cơ bụng, túi tinh và nhiều nhất ở trứng cá.

Nguyễn Tiến (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Lợi ích của lá tía tô

Lợi ích của lá tía tô

(GLO)- Lá tía tô không chỉ được dùng làm gia vị mà còn là một vị thuốc bắc tương đối phổ biến, có giá trị dinh dưỡng và giá trị y học cao. Hơn nữa, đối với cơ thể con người, nếu ăn tía tô thường xuyên, đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho cơ thể.

Bác sĩ Phạm Tỵ: 10 lần được nhận bằng lao động sáng tạo

Bác sĩ Phạm Tỵ: 10 lần được nhận bằng lao động sáng tạo

(GLO)- Với tình yêu nghề và tinh thần lao động sáng tạo, Tiến sĩ-bác sĩ Phạm Tỵ-Trưởng khoa Phẫu thuật thần kinh cột sống (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) được Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam trao tặng Bằng Lao động sáng tạo năm 2024. Đây là Bằng Lao động sáng tạo thứ 10 của bác sĩ Phạm Tỵ.
Đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn

Đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn

(GLO)- Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế 2024 đang được lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, một số chuyên gia đề xuất việc thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn bởi đây là gánh nặng, áp lực kinh tế mà nhiều gia đình Việt gặp phải.