8 vĩ nhân thông minh kiệt xuất nhất mọi thời đại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Leonardo Da Vinci, Alexander Đại đế là hai trong số những vĩ nhân thông minh, tài năng nhất lịch sử, ghi danh sử sách với sự nghiệp vang dội.
 
Leonardo Da Vinci là một trong những vĩ nhân thông minh nhất lịch sử. Ông là họa sĩ, kỹ sư, nhà toán học, triết học và tự nhiên học thiên tài người Italy. Leonardo da Vinci được công chúng biết đến rộng rãi trong vai trò họa sĩ với những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng. Đồng thời, ông cũng có nhiều ý tưởng và phát minh vượt thời đại như xe tự hành, súng liên thanh, tàu lượn có khả năng vẫy cánh.
 
Alexander Đại đế là một vĩ nhân nổi tiếng sử sách. Ông được đánh giá là một trong những nhà cầm quân xuất chúng nhất lịch sử. Theo các ghi chép lịch sử, Alexander Đại đế chưa từng một lần thất bại trong suốt 15 năm chinh chiến. Do vậy, ông đã thiết lập 70 thành phố, trong số đó có 20 thành phố mang tên ông và một thành phố mang tên con chiến mã của Alexander Đại đế.
 
Giống như Leonardo Da Vinci, Michelangelo là một vĩ nhân tài năng xuất chúng. Ông là họa sĩ, nhà điêu khắc và là kiến trúc sư nổi tiếng thời kỳ Phục hưng Italy. Bức tượng David do Michelangelo thực hiện trong 3 năm, được coi là biểu tượng sức mạnh của Cộng hòa Florentine. Ngày nay, rất nhiều kiệt tác của Michelangelo còn nguyên vẹn như bích họa “Sự phán xét cuối cùng”, bức họa trên trần Nhà thờ Sistine tại Rome.
 
William Shakespeare là một trong những văn hào vĩ đại nhất trong lịch sử. Ông cũng là tác giả tiêu biểu nhất trong thời kỳ văn hóa phục hưng châu Âu. Đại thi hào này để lại cho đời nhiều tác phẩm sống mãi với thời gian như: “Romeo và Juliet”, “Giấc mộng đêm hè”, “Hamlet”, “Othello”, “Vua Lear”, “Macbeth”.
 
Galileo Galilei là một nhà vật lí, nhà toán học và nhà thiên văn học nổi tiếng người Italy. Ông là người tin vào lý thuyết Copecnicus (cho rằng các hành tinh quay xung quanh Mặt trời). Galileo từng bị tuyên án quản thúc tại gia suốt đời cũng vì lý do này và buộc ông công khai tuyên bố từ bỏ thuyết Copecnicus.
 
Isaac Newton là nhà bác học nổi tiếng tiếng thế giới với giai thoại quả táo rơi và từ đó tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn. Không chỉ là một nhà khoa học, Isaac Newton còn là một nhà giả kim. Ông có nhiều nghiên cứu về thuật giả kim (biến kim loại thành vàng) nhưng được ông giấu kín suốt cuộc đời. Ông cũng từng tiên đoán trái đất sẽ có thể đối diện nguy cơ diệt vong là năm 2060 sau Công nguyên. Cho đến nay, lời tiên tri này chưa được kiểm chứng.
 
Albert Einstein là một thiên tài với sự nghiệp vĩ đại. Ông là nhà vật lý lý thuyết vĩ đại người Đức và là "cha đẻ" của thuyết tương đối hẹp và thuyết tương đối rộng. Ông được đánh giá là người thông minh, có sức tưởng tượng phong phú nhưng ít ai ngờ được rằng thiên tài này có trí nhớ khá kém. Ông không thể nào nhớ nổi tên, ngày tháng và số điện thoại của ai đó.
 
Thomas Edison là nhà phát minh nổi tiếng thế giới với nhiều sáng chế có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20, trong đó nổi bật nhất là bóng điện. Trong suốt cuộc đời, Thomas Edison đã nhận 1.093 bằng sáng chế tại Mỹ và khoảng 400 bằng sáng chế ở Anh, Pháp, Đức. Điều này cho thấy Thomas Edison là người vô cùng thông minh và có nhiều ý tưởng nhất thế giới.
Doanh nghiệp Việt Nam (Theo Tâm Anh/Kiến thức)

Có thể bạn quan tâm

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.