5 cách ngăn ngừa đau khớp vào mùa lạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đau khớp làm phiền người bệnh trong tất cả các mùa nhưng nó trở nên dữ dội hơn khi thời tiết lạnh.

Đau khớp cổ tay ẢNH: SHUTTERSTOCK
Đau khớp cổ tay. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Cho dù nó được kích hoạt do các tình trạng sức khỏe như viêm khớp, chấn thương hoặc sau khi tập luyện, nó sẽ bị tổn thương nhiều nhất vào mùa đông. Đau nhức, cứng khớp và sưng tấy ở khớp có thể gây khó chịu và cản trở hoạt động hằng ngày của bạn.
Thời tiết lạnh được biết đến là nguyên nhân làm bùng phát các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Điều duy nhất bạn có thể làm để tự phòng ngừa là tuân theo một số thói quen lành mạnh và thử một số biện pháp khắc phục tại nhà, theo Times of India.
Sau đây là những cách ngăn ngừa đau khớp vào mùa lạnh:
1. Giữ ấm cho bản thân
Tiếp xúc với thời tiết lạnh không chỉ khiến tình trạng đau khớp trở nên trầm trọng hơn mà còn làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề khác liên quan đến mùa đông. Hãy giữ ấm cho mình trong mùa này. Mặc áo ấm nhiều lớp khi bước ra ngoài.
2. Tắm hoặc chườm nóng bằng parafin
Bôi sáp parafin lên các khớp của bạn hoặc chườm nóng cũng có thể giúp giảm đau cơ. Chúng cứng lại trên da và cơ thể bạn hấp thụ nhiệt, điều này có thể làm dịu các khớp đau nhức.
3. Bổ sung vitamin D

Hãy tăng cường vitamin D cho bạn. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Hãy tăng cường vitamin D cho bạn. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Mức độ thấp của vitamin D trong cơ thể cũng có thể làm tăng độ nhạy cảm của bạn. Cố gắng tăng lượng vitamin D của bạn bằng cách dành thời gian dưới ánh nắng mặt trời mỗi ngày.
Bạn cũng có thể bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin D trong chế độ ăn uống của mình như đậu bắp, nấm và các sản phẩm từ sữa.
4. Không làm căng cơ
Nếu bạn đang phải đối phó với các vấn đề liên quan đến khớp thì hãy cố gắng không tạo thêm áp lực cho chúng. Tránh nâng vật nặng hoặc hoạt động cường độ cao. Ngoài ra, hãy quan tâm đến chế độ ăn uống và thói quen ngủ nghỉ của bạn.
5. Đừng để tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn
Các biện pháp tự nhiên có thể giúp bạn giảm đau khớp. Trong trường hợp nó không giúp bạn nhiều thì hãy nói chuyện với bác sĩ chỉnh hình hoặc vật lý trị liệu của bạn. Đừng bỏ qua tình trạng bệnh vì nó có thể trở nên tồi tệ hơn, theo Times of India.
Theo Khuê Nguyễn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

(GLO)- Ngày 18-12, tại TP. Pleiku, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Gia Lai tổ chức hội nghị hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm và triển khai kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh.

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Ngày 14/12, tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật với chuyên đề “Nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị tai mũi họng” được Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM tổ chức, các bác sĩ đã chính thức công bố về 2 ca mắc bệnh cực hiếm vừa được ghi nhận tại Việt Nam, y văn thế giới mới chỉ có 4 trường hợp được báo cáo.

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.