3 người được cho nợ tiền trúng đấu giá 205 lô đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Luật sư cho rằng cần khởi tố vụ án để làm rõ thiệt hại, hành vi của những cá nhân, tổ chức liên quan khi không hủy kết quả đấu giá đất, gây thiệt hại trên 15,1 tỉ đồng.

Ngày 7-9, UBND tỉnh Gia Lai cho biết đã có kế hoạch tổ chức thực hiện các nội dung theo Kết luận số 263/KL-TTCP của Thanh tra Chính phủ. Trong đó có việc cho nợ tiền trúng đấu giá đất.

Theo đó, UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu thu hồi số tiền đặt cọc trên 15,1 tỉ đồng của 3 cá nhân là bà Hồ Thị Hiền, ông Nguyễn Xuân Ánh, ông Lê Viết Đức. Những người này chậm nộp tiền trúng đấu giá 205 lô đất tại Khu quy hoạch hành chính và Khu đô thị sinh thái phía Đông thị trấn Chư Sê.

UBND tỉnh Gia Lai đã giao Sở Tài chính làm đầu mối theo dõi, đôn đốc các đơn vị triển khai việc thu hồi số tiền trên.

UBND huyện Chư Sê đã để các cá nhân trúng đấu giá nhiều lô đất nợ tiền mà không hủy kết quả đấu giá

UBND huyện Chư Sê đã để các cá nhân trúng đấu giá nhiều lô đất nợ tiền mà không hủy kết quả đấu giá

UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu UBND huyện Chư Sê phải tiến hành rà soát, xử lý thu tiền đặt cọc đối với các lô đất trúng đấu giá vi phạm quy chế đấu giá, phương án đấu giá, chậm nộp tiền trúng đấu giá.

Trước đó, Thanh tra Chính phủ đã chỉ rõ năm 2019, UBND huyện Chư Sê tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất tại Khu quy hoạch trung tâm hành chính và Khu đô thị sinh thái phía Đông thị trấn Chư Sê.

Tuy nhiên, bà Hồ Thị Hiền có lô đất chậm nộp trên 20 ngày, cá biệt có 61 lô đất chậm nộp từ 140 ngày trở lên; ông Nguyễn Xuân Ánh chậm nộp 44 lô đất với thời gian trên 300 ngày; ông Lê Viết Đức chậm nộp 54 lô đất với thời gian trên 100 ngày.

Điều đáng chú ý là Hội đồng Phát triển quỹ đất và giám sát đấu giá quyền sử dụng đất của huyện và UBND huyện Chư Sê đã không hủy kết quả đấu giá, không thu hồi tiền đặt cọc trên 15,1 tỉ đồng về ngân sách nhà nước. Thậm chí, UBND huyện Chư Sê còn cho phép gia hạn thời gian nộp tiền trúng đấu giá là sai quy định.

Một trong những lần huyện Chư Sê đồng ý cho cá nhân chậm nộp tiền trúng đấu giá sai quy định

Một trong những lần huyện Chư Sê đồng ý cho cá nhân chậm nộp tiền trúng đấu giá sai quy định

Thanh tra Chính phủ xác định trách nhiệm chính trong việc để các cá nhân chậm nộp tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất trên thuộc về ông Nguyễn Hồng Linh - nguyên Chủ tịch UBND huyện Chư Sê, hiện là Phó Giám đốc Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng Gia Lai; ông Nguyễn Hữu Tâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Sê; Chi Cục trưởng Chi cục Thuế khu vực Chư Sê - Chư Pưh và các phòng ban liên quan.

Theo Luật sư Lê Văn Hoan, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh, trong vụ việc này nếu có bằng chứng chứng minh Chủ tịch UBND huyện không thực hiện công vụ hoặc thực hiện không đúng gây thiệt hại về tài sản cho nhà nước, nếu có yếu tố vụ lợi thì có thể bị xử lý về "Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo Điều 356, Bộ Luật Hình sự.

Trường hợp không chứng minh được yếu tố vụ lợi thì có thể bị xử lý về "Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" theo Điều 360, Bộ Luật Hình sự.

Thanh tra Chính phủ đã chỉ rõ việc không hủy kết quả đấu giá, không thu về số tiền hơn 15,1 tỉ đồng nộp ngân sách nhà nước, đây là khoản thiệt hại.

Trong vụ việc này, cơ quan điều tra cần khởi tố vụ án để điều tra theo thủ tục tố tụng hình sự để làm rõ thiệt hại, hành vi của những cá nhân, tổ chức liên quan.

Theo Hoàng Thanh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Công chức tư pháp cấp xã:Thêm công việc, tăng trách nhiệm

Công chức tư pháp cấp xã: Thêm công việc, tăng trách nhiệm

(GLO)- Nhiều nhiệm vụ trong lĩnh vực tư pháp trước đây thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện đã được chuyển giao cho UBND cấp xã. Khối lượng công việc tăng lên đòi hỏi công chức tư pháp tại cấp xã phải nỗ lực nhiều hơn, góp phần xây dựng nền hành chính cơ sở gần dân, vì dân phục vụ.

Truy tố nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng SCB Gia Lai

Truy tố nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng SCB Gia Lai

(GLO)- Chiều 17-7, theo nguồn tin của P.V, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai đã truy tố bị can Nguyễn Văn Phương (SN 1982, trú tại phường Pleiku) - nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) SCB Gia Lai về hàng loạt tội danh.

Chủ tịch công ty trồng rừng hầu tòa vì... phá rừng

Chủ tịch công ty trồng rừng hầu tòa vì... phá rừng

(GLO)- Ngày 14-7, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hủy hoại rừng xảy ra tại Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Nam Sông Ba. Trong số các bị cáo có chủ tịch hội đồng thành viên của một công ty chuyên về trồng rừng.

Cảnh giác với “cạm bẫy” trên không gian mạng sau sáp nhập đơn vị hành chính

Cảnh giác với “cạm bẫy” trên không gian mạng sau sáp nhập đơn vị hành chính

(GLO)- Tội phạm sử dụng công nghệ cao hoạt động trên không gian mạng liên tục biến tướng với những phương thức, thủ đoạn tinh vi. Sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và xã, các đối tượng đã lợi dụng điều này để tạo ra những “cạm bẫy” lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.

null