22 quốc gia yêu cầu Israel ngay lập tức nối lại hoàn toàn viện trợ vào Dải Gaza

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- 22 quốc gia, bao gồm nhiều nước phương Tây đã yêu cầu Israel ngay lập tức “cho phép nối lại hoàn toàn viện trợ vào Dải Gaza”.

dai-gaza.jpg
Đoàn xe cứu trợ của Liên hợp quốc đã được phép tiến vào Dải Gaza trong ngày 19-5 (ảnh nguồn: Anadolu).

Tuyên bố chung của bộ trưởng ngoại giao 22 nước cho biết, dù ghi nhận “những dấu hiệu cho thấy viện trợ sẽ được nối lại một cách hạn chế nhưng Israel đã chặn viện trợ nhân đạo vào Gaza trong hơn 2 tháng, thực phẩm, thuốc men và nhu yếu phẩm đã cạn kiệt” và “người dân đang phải đối mặt với nạn đói”. Tuyên bố nêu rõ, người dân Gaza phải nhận được viện trợ vì nó vô cùng cần thiết đối với họ, đồng thời yêu cầu việc cung cấp viện trợ cho Dải Gaza phải được tổ chức bởi Liên hợp quốc và các tổ chức phi chính phủ.

Tuyên bố chung này được đưa ra giữa bối cảnh Liên hợp quốc cho biết, 9 xe tải viện trợ đã được phép vào Gaza, song đánh giá đây chỉ là “giọt nước giữa đại dương” khi cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng ở vùng lãnh thổ ven Địa Trung Hải đang bị phong tỏa của Palestine.

Ngoài ra, 22 nước cũng nhắc lại thông điệp kiên quyết của mình rằng, Hamas phải ngay lập tức thả tất cả con tin còn lại và cho phép phân phối viện trợ nhân đạo mà không bị cản trở.

Tuyên bố được ký bởi các quốc gia bao gồm: Australia, Canada, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Iceland, Ireland, Italy, Nhật Bản, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Bồ Đào Nha, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Anh.

Có thể bạn quan tâm

Nóng hơn cả xung đột Nga- Ukraine

Nóng hơn cả xung đột Nga- Ukraine

(GLO)-  Israel đã tấn công phủ đầu Iran nhằm làm suy yếu chương trình hạt nhân và kho tên lửa đạn đạo của nước này. Tehran sau đó đã có đòn đáp trả. Hai bên tiếp tục “ăn miếng trả miếng”. Tình hình Trung Đông nóng hơn cả xung đột Nga-Ukraine. 

Hiệp định Biển cả (Ảnh minh họa: Ambafrance)

Hiệp định Biển cả đã nhận đủ sự ủng hộ để có hiệu lực: Dấu mốc lịch sử

(GLO)-Hiệp định Biển cả đã nhận đủ sự ủng hộ của 60 quốc gia để có hiệu lực ngay từ đầu năm 2026. Theo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, 55 quốc gia đã hoàn tất phê chuẩn hiệp định, khoảng 15 quốc gia đang trong quá trình phê chuẩn với ngày cụ thể và 15 quốc gia khác sẽ hoàn tất vào cuối năm.

null