19 học sinh Trường THPT Chi Lăng nôn, sốt, đau bụng nhập viện nghi ngờ ngộ độc thực phẩm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 17-6, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Gia Lai có báo cáo kết quả điều tra, xác minh thông tin nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Trung học Phổ thông (THPT) Chi Lăng khiến 19 học sinh đang ôn thi tốt nghiệp lớp 12 phải nhập viện cấp cứu.

Theo đó, vào lúc 9 giờ 30 phút ngày 16-6-2024, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Gia Lai nhận được tin báo nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường THPT Chi Lăng (địa chỉ 655 Trường Chinh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku). Ngay sau khi nhận được tin báo, Chi cục đã phối hợp với Trung tâm Y tế TP. Pleiku, Trạm Y tế phường Chi Lăng cùng Đại diện Công an Kinh tế-Công an tỉnh, Ban Giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược Hoàng Anh Gia Lai, Ban Giám hiệu Trường THPT Chi Lăng tổ chức điều tra, xác minh thông tin.

Qua điều tra thông tin bệnh nhân và Ban Giám hiệu Trường THPT Chi Lăng, ngày 15-6, trường tổ chức ăn tại bếp ăn tập thể cho gần 400 người (gồm học sinh và cán bộ giáo viên, người lao động của trường), các thức ăn như sau: Buổi sáng: Bánh canh, xôi, nui. Buổi trưa: Cơm, sườn heo chiên, canh rau má, cải thảo xào. Buổi tối: Cơm, thịt gà chiên, canh rau cải ngọt, cải thảo xào.

Đối với học sinh, ngoài thức ăn của trường cung cấp, học sinh còn sử dụng thức ăn do gia đình gửi vào cho học sinh ăn thêm như trái cây, sữa chua, bánh,…

Trường THPT Chi Lăng nơi xảy ra vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Ảnh: N.G

Trường THPT Chi Lăng nơi xảy ra vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Ảnh: N.G

Qua điều tra 400 người ăn, có 19 người xuất hiện các triệu chứng đau bụng, đi cầu phân lỏng, một số bệnh nhân sốt nhẹ. Hồi cứu hồ sơ bệnh án của 18 bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đại học Y dược Hoàng Anh Gia Lai cho thấy: Ngày 15-6, có bệnh nhân không ăn đủ 3 bữa vẫn xuất hiện triệu chứng đau bụng, đi cầu phân lỏng, cụ thể: có 1 bệnh nhân không ăn sáng, 1 bệnh nhân không ăn trưa và 1 bệnh nhân không ăn tối. Bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đau bụng đầu tiên lúc 15 giờ ngày 15-6 (bệnh nhân này chỉ ăn sáng, bữa trưa chỉ ăn món sườn, bữa tối không ăn).

Sáng 16-6, 19 học sinh Trường THPT Chi Lăng được chuyển đến Bệnh viện Đại học Y Dược Hoàng Anh Gia Lai với các triệu chứng chung như nôn, ói, đau bụng, sốt,...Đến 11 giờ cùng ngày, 1 bệnh nhân sức khoẻ ổn định và gia đình xin xuất viện. Đến 16 giờ 30 phút ngày 16-6, 18 bệnh nhân còn lại sức khoẻ ổn định và tiếp tục được theo dõi và điều trị.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Gia Lai đã tổ chức niêm phong toàn bộ thức ăn lưu ngày 15-6 do nhà trường tự lưu (không bao gồm mẫu cơm trắng do nhà trường không lưu món cơm trắng) để gửi kiểm nghiệm tìm nguyên nhân. Bệnh viện Đại học Y Dược Hoàng Anh Gia Lai chỉ định cấy phân các chỉ tiêu E.coli và Samonellatrong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân.

Từ kết quả điều tra, xác minh thông tin từ bệnh nhân, Ban Giám hiệu nhà trường, hồi cứu hồ sơ bệnh án tại Bệnh viện Đại học Y Dược Hoàng Anh Gia Lai, trao đổi với đội ngũ y, bác sỹ điều trị chưa đủ cơ sở kết luận đây là vụ ngộ độc thực phẩm. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Gia Lai sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan xác định và kết luận nguyên nhân sau khi có kết quả cấy phân từ bệnh phẩm, kết quả thử nghiệm mẫu thực phẩm.

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).