150 học sinh huyện Ia Grai tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc lần thứ II-năm 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tiếp nối thành công của Ngày hội văn hóa các dân tộc lần thứ I-năm 2023, ngày 19-4, Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc lần thứ II-2024 nhằm giáo dục di sản cho học sinh.

Tham dự Ngày hội có 150 học sinh, gia đình các em đến từ 11 xã, thị trấn; các thầy, cô giáo; lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể của huyện.

Đội cồng chiêng, xoang của trường THCS Dân tộc nội trú huyện ia Grai trình diễn chào mừng Ngày hội văn hóa các dân tộc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Đội cồng chiêng, xoang của trường THCS Dân tộc nội trú huyện ia Grai trình diễn chào mừng Ngày hội văn hóa các dân tộc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ngày hội có nhiều hoạt động sôi nổi như: trưng bày tranh vẽ của học sinh; các sản phẩm thủ công của câu lạc bộ "Đan móc len"; các sản phẩm vật dụng trong sinh hoạt, dụng cụ lao động do các em thực hiện. Ở phần trò chơi dân gian, học sinh trong trường hào hứng tham gia nhiều trò chơi như nhảy bao bố, đập niêu, chơi ô ăn quan…

Đặc biệt, Ngày hội còn có sự tham gia, ủng hộ của đông đảo phụ huynh học sinh. Có 11 quầy ẩm thực truyền thống do phụ huynh theo từng xã chế biến với món ăn đặc trưng của các dân tộc: Jrai, Bahnar, Mông, Tày, Thái…Phụ huynh cũng chung tay góp sức dựng 11 nhà sàn truyền thống, tái hiện không gian Tây Nguyên trong khuôn viên trường.

Học sinh các dân tộc tham trò chơi dân gian. Ảnh: Hoàng Ngọc

Học sinh các dân tộc tham trò chơi dân gian. Ảnh: Hoàng Ngọc

Đêm hội cồng chiêng diễn ra tối cùng ngày còn là dịp giao lưu văn hóa, thắt chặt tinh thần đoàn kết. Học sinh các dân tộc cùng nhau trình diễn tiết mục đặc sắc như: hòa tấu nhạc cụ dân tộc “Tắc kè tháng 5”; múa “Đại ngàn”, “Một vòng Việt Nam”; đồng ca dân ca Jrai “Ru con”; cùng nhau cồng chiêng, xoang trong ánh lửa thiêng ngày hội.

Ngày hội là dịp để học sinh hiểu hơn về bản sắc văn hóa dân tộc mình và giao lưu văn hóa với các học sinh dân tộc khác cùng trường. Qua đó, giúp các em đến gần hơn với di sản, nâng cao ý thức gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Không gian văn hóa cồng chiêng trong trường học. Ảnh: Hoàng Ngọc

Không gian văn hóa cồng chiêng trong trường học. Ảnh: Hoàng Ngọc

Văn hóa Jrai thấm đẫm trong từng điệu xoang, múa trống của các nam, nữ sinh. Ảnh: Hoàng Ngọc

Văn hóa Jrai thấm đẫm trong từng điệu xoang, múa trống của các nam, nữ sinh. Ảnh: Hoàng Ngọc

Các nữ sinh trong điệu xoang truyền thống Jrai. Ảnh: Hoàng Ngọc

Các nữ sinh trong điệu xoang truyền thống Jrai. Ảnh: Hoàng Ngọc

Chơi ô ăn quan. Ảnh: Hoàng Ngọc

Chơi ô ăn quan. Ảnh: Hoàng Ngọc

Cô và trò trong câu lạc bộ đan móc len lần đầu giới thiệu các sản phẩm tại Ngày hội văn hóa của trường. Ảnh: Hoàng Ngọc

Cô và trò trong câu lạc bộ đan móc len lần đầu giới thiệu các sản phẩm tại Ngày hội văn hóa của trường. Ảnh: Hoàng Ngọc

Em Ksor Thư-học sinh lớp 6 đeo hoa tai và túi của câu lạc bộ đan móc len. Trong ảnh: em giới thiệu bức tranh vẽ làng của mình ở xã Ia O, huyênk Ia Grai. Ảnh: Hoàng Ngọc

Em Ksor Thư-học sinh lớp 6 đeo hoa tai và túi của câu lạc bộ đan móc len. Trong ảnh: em giới thiệu bức tranh vẽ làng của mình ở xã Ia O, huyênk Ia Grai. Ảnh: Hoàng Ngọc

Không gian ẩm thực do phụ huynh học sinh thực hiện tại Ngày hội. Ảnh: Hoàng Ngọc

Không gian ẩm thực do phụ huynh học sinh thực hiện tại Ngày hội. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trang phục truyền thống của học sinh các dân tộc trong trường. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trang phục truyền thống của học sinh các dân tộc trong trường. Ảnh: Hoàng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Cổng vào Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi. Ảnh: Đức Thụy

Xây dựng Khu di tích Plei Ơi thành sản phẩm du lịch đặc thù

(GLO)- Gắn liền với truyền thuyết Hỏa Xá, Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện) chứa đựng những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa. Huyện Phú Thiện đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng khu di tích thành sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương.

Chuyện làng ở Hà Tây

Chuyện làng ở Hà Tây

(GLO)- Chúng tôi về thăm xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) vào một ngày mưa nhẹ, trời se lạnh. Tại đây, chúng tôi dành thời gian để trải nghiệm cuộc sống của đồng bào Bahnar và được nghe các già làng kể chuyện nhà rông.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Đèo An Khê. Ảnh: Phan Nguyên

Bâng khuâng chiều An Khê

(GLO)- Tôi trở lại An Khê vào một chiều mưa. Cơn mưa không ồn ào mà rơi êm vào ký ức, đánh thức một miền nhớ xa xôi, thuở nơi đây còn là một thị trấn nhỏ bình lặng nằm ven quốc lộ 19.