3 đoàn nghệ nhân có hoạt động ấn tượng nhất tại Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Chiều 14-4, các hoạt động trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III-năm 2024 đã chính thức khép lại sau 2 ngày diễn ra sôi nổi tại khu vực Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku).

Dựa trên bầu chọn của Ban tổ chức và đại diện 17 đoàn nghệ nhân, Ban tổ chức đã trao giải cho 3 đơn vị có hoạt động ấn tượng nhất tại Ngày hội gồm: TP. Pleiku, Đak Pơ, Chư Prông.

Ngoài ra, ban tổ chức trao giải cho 3 đơn vị trình diễn trang phục dân tộc xuất sắc gồm: Ia Pa, TP. Pleiku, Kbang; 3 giải trình diễn cà kheo nghệ thuật xuất sắc gồm: TP. Pleiku, Chư Păh, Kông Chro.

Đoàn nghệ nhân TP. Pleiku là 1 trong 3 đơn vị đạt giải có hoạt động ấn tượng nhất tại Ngày hội, đồng thời đạt giải trình diễn cà kheo nghệ thuật xuất sắc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Đoàn nghệ nhân TP. Pleiku là 1 trong 3 đơn vị đạt giải có hoạt động ấn tượng nhất tại Ngày hội, đồng thời đạt giải trình diễn cà kheo nghệ thuật xuất sắc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ở phần thi trò chơi dân gian, ban tổ chức trao các giải nhất, nhì, ba cho các đội, trong đó huyện Đak Đoa giành giải nhất giã gạo chày đôi, TP. Pleiku giải nhất nhảy bao bố tiếp sức.

Ngày hội năm nay quy tụ gần 800 nghệ nhân đến từ 7 dân tộc Bahnar, Jrai, Kinh, Tày, Mường, Mông, Thái tham gia các hoạt động: tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của các dân tộc gồm các nghi lễ, lễ hội, trình diễn cồng chiêng, dân ca, dân vũ, nhạc cụ truyền thống, hát then, hát chèo; các trò chơi dân gian: giã gạo chày đôi, nhảy bao bố, đi cà kheo nghệ thuật, nhảy sạp, ném còn; trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc; trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng.

Phần thi giã gạo của nghệ nhân được đông đảo người dân và du khách cổ vũ. Ảnh: Hoàng Ngọc

Phần thi giã gạo của nghệ nhân được đông đảo người dân và du khách cổ vũ. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trong 2 ngày diễn ra (13 và 14-4), Ngày hội đã thu hút trên 30 ngàn lượt người dân, du khách trong nước, quốc tế trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa, tham gia trò chơi cùng các đoàn nghệ nhân.

Có thể bạn quan tâm

Những cánh hoa bay

Những cánh hoa bay

(GLO)- Có những cung đường đã theo ta suốt từ những năm tháng tuổi thơ cho đến ngày mái tóc đã bắt đầu lấm chấm sợi trắng. Những cung đường ấy mỗi lần ngang qua là một trời ký ức ùa về. Nơi đó có những cây chò nâu cao vút, những đứa trẻ nhặt đầy tay những cánh hoa xoay xoay cuốn theo chiều gió.

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Cà phê một mình

Cà phê một mình

(GLO)- Trong cuộc sống, chúng ta luôn cần có người thân, gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, đôi khi mỗi người cũng cần một chút riêng tư để có thời gian mà ngẫm ngợi, mà rà soát, kiểm tra xem cái cỗ máy đời ta có… xộc xệch hay sai hỏng chỗ nào không?
Nồng nàn phố

Nồng nàn phố

(GLO)- Tiết trời đã bắt đầu chuyển sâu vào hạ. Những đợt nắng nóng nối nhau làm cho cả con người lẫn cỏ cây “khó ở”.
Phố khuya

Phố khuya

(GLO)- Thỉnh thoảng có việc ra ngoài, trở về nhà khi trời đã ngả dần về khuya, tôi thường chạy xe thật chậm. Dường như những lúc đó, luôn có một lý do níu tôi chậm lại để quan sát một đời sống khác, khi phố đã vào đêm.
Gia Lai: Thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

Gia Lai: Thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

(GLO)- Tối 22-4, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP.Pleiku), Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Gia Lai tổ chức hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày Mở đường Hồ Chí Minh-Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).
Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

(GLO)- Trong hầu hết mâm cỗ cúng đình miếu ở vùng An Khê và Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đều có món xáo chuối. Đây là món đạm bạc nhưng lại hàm ẩn nhiều giá trị lịch sử và nhân văn mà người dân nơi đây muốn gửi gắm, trao truyền cho các thế hệ sau.