Gia Lai: Đêm hội “Sức sống cội nguồn” tôn vinh văn hóa các dân tộc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tối 13-4, tại khu vực đường Anh hùng Núp (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức đêm hội “Sức sống cội nguồn” tôn vinh văn hóa các dân tộc.

Đây là hoạt động trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III-năm 2024.

Dự đêm hội có các đồng chí: Trương Hải Long-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Ayun H’Bút-Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; gần 800 nghệ nhân đến từ các huyện, thị xã, thành phố. Đêm hội thu hút hàng ngàn người dân và du khách đến xem và trải nghiệm sắc màu văn hóa các dân tộc.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham dự đêm hội. Ảnh: Hoàng Ngọc

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham dự đêm hội. Ảnh: Hoàng Ngọc

Phát biểu tại sự kiện, ông Trần Ngọc Nhung-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai cho biết, Gia Lai hiện có 44 dân tộc cùng sinh sống. Ngày hội là dịp để tôn vinh sắc màu văn hóa các dân tộc trong tỉnh.

Lãnh đạo tỉnh Gia Lai luôn dành sự quan tâm cho sự nghiệp văn hóa. Ảnh: Hoàng Ngọc

Lãnh đạo tỉnh Gia Lai luôn dành sự quan tâm cho sự nghiệp văn hóa. Ảnh: Hoàng Ngọc

“Ngày hội năm nay chúng ta chào đón gần 800 nghệ nhân đại diện cho 7 dân tộc của tỉnh, trong đó có 342 nghệ nhân Bahnar, 389 nghệ nhân Jrai, 19 nghệ nhân Tày, 12 nghệ nhân Kinh, 6 nghệ nhân Mường, 2 nghệ nhân Mông và 3 nghệ nhân Thái. Đây là dịp để đồng bào các dân tộc trong tỉnh gặp gỡ, giao lưu, tôn vinh và nâng cao ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng.

Qua đây, chúng ta một lần nữa khẳng định, văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh Gia Lai rất phong phú, đa dạng. Nhiệm vụ của chúng ta là hỗ trợ đồng bào gìn giữ, trao truyền những giá trị ấy, từng bước biến các giá trị văn hóa đặc sắc trở thành nguồn lực để phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch”-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch nhấn mạnh.

Trao chứng nhận cho các đoàn nghệ nhân tham gia Ngày hội. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trao chứng nhận cho các đoàn nghệ nhân tham gia Ngày hội. Ảnh: Hoàng Ngọc

Đêm hội là dịp để các đoàn nghệ nhân ghi dấu ấn văn hóa đặc sắc qua các tiết mục đặc trưng. Các nghệ nhân Bahnar, Jrai mang đến các tiết mục mãn nhãn người xem với những đại dàn cồng chiêng, nhạc cụ dân tộc trên sân khấu như: cồng chiêng “Mừng nhà rông mới”, “Lễ bỏ mả”, trình diễn nhạc cụ dân tộc “Em đẹp như hoa pơ lang”, trình diễn cà kheo nghệ thuật “Hoa rừng”. Các nghệ nhân còn mang lên sân khấu một Tây Nguyên vừa hùng vĩ, vừa trữ tình với các tiết mục dân vũ “Dòng suối mênh mông”, hay tam ca nam “Những chàng trai dũng cảm”, dân ca “Theo dấu chân cha”…

Trong khi đó, nghệ nhân các dân tộc khác cũng góp sắc màu cho đêm hội với các tiết mục đặc trưng vùng miền như: hát chèo “Tình mẹ cho con”, hát then và đàn tính “Sự nghiệp Hồ Chí Minh vĩ đại”. Ngoài ra, nghệ nhân các đoàn còn khiến khán giả mãn nhãn với phần trình diễn trang phục các dân tộc trên nền hòa tấu nhạc cụ dân tộc do đoàn nghệ nhân TP. Pleiku hỗ trợ.

Ngày hội văn hóa các dân tộc nhận được sự quan tâm, ủng hộ của nhiều đơn vị, doanh nghiệp. Ban tổ chức vinh danh các nhà tài trợ tại đêm hội. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ngày hội văn hóa các dân tộc nhận được sự quan tâm, ủng hộ của nhiều đơn vị, doanh nghiệp. Ban tổ chức vinh danh các nhà tài trợ tại đêm hội. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ngày Hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III còn là hoạt động nhằm hưởng ứng các ngày lễ lớn, thiết thực kỷ niệm 78 năm ngày Bác Hồ gửi thư cho Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku (19/4/1946-19/4/2024), chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19-4), 49 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024).

Sắc màu văn hóa hội tụ trong đêm hội "Sức sống đại ngàn":

Tam ca “Những chàng trai dũng cảm” do nghệ nhân TP. Pleiku biểu diễn. Ảnh: Hoàng Ngọc

Tam ca “Những chàng trai dũng cảm” do nghệ nhân TP. Pleiku biểu diễn. Ảnh: Hoàng Ngọc

Cồng chiêng “Mừng nhà rông mới”-đoàn nghệ nhân huyện Kông Chro. Ảnh: Hoàng Ngọc

Cồng chiêng “Mừng nhà rông mới”-đoàn nghệ nhân huyện Kông Chro. Ảnh: Hoàng Ngọc

Các nghệ nhân trình diễn trang phục các dân tộc trong đêm hội. Ảnh: Hoàng Ngọc

Các nghệ nhân trình diễn trang phục các dân tộc trong đêm hội. Ảnh: Hoàng Ngọc

Hát chèo “Tình mẹ cho con” đoàn nghệ nhân huyện Chư Prông. Ảnh: Hoàng Ngọc

Hát chèo “Tình mẹ cho con” đoàn nghệ nhân huyện Chư Prông. Ảnh: Hoàng Ngọc

Đoàn nghệ nhân Tày-Nùng huyện Mang Yang hát then, đàn tính “Sự nghiệp Hồ Chí Minh vĩ đại”. Ảnh: Hoàng Ngọc

Đoàn nghệ nhân Tày-Nùng huyện Mang Yang hát then, đàn tính “Sự nghiệp Hồ Chí Minh vĩ đại”. Ảnh: Hoàng Ngọc

Đông đảo khán giả đến thưởng thức các tiết mục trong đêm hội. Ảnh: Hoàng Ngọc

Đông đảo khán giả đến thưởng thức các tiết mục trong đêm hội. Ảnh: Hoàng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Gánh cá của mẹ

Gánh cá của mẹ

(GLO)- Sáng sớm, khi chú gà trống choai cất tiếng gáy đầu tiên hòa vào tiếng thuyền chài khua nước ngoài sông, mẹ đã thức dậy. Bên ánh lửa bập bùng từ bếp củi, mẹ lặng lẽ chuẩn bị cho một ngày ra chợ. Hôm nay, mẹ lại gánh cá ra chợ huyện.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Khoảng trời quê

Khoảng trời quê

Mẹ vợ tôi, bà ngoại của 2 con trai của tôi, luôn miệng thắc mắc, ở thành phố lạ nhỉ, lúc nào cũng đông như mắc cửi và đèn điện như sao xa.

Sau cơn mưa

Sau cơn mưa

(GLO)- Với nhiều người, tự thân mưa đã gợi nỗi sầu, như một sự bất an, là niềm không mong đợi. Dẫu thế, như cỏ cây, cuộc đời mỗi người chẳng phải từ cơn mưa mà lớn khôn lên, những trải nghiệm cứ thế mà lấp đầy.

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

(GLO)- Ông Rơ Châm Khir (SN 1954, làng Kênh, xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) không chỉ có đôi tay tài hoa vẽ những bức tranh sơn dầu, tượng gỗ dân gian đặc sắc, mà còn là già làng uy tín được cộng đồng tin tưởng.

null