13 doanh nghiệp Việt lọt 'top 100' công ty lớn nhất khu vực Đông Nam Á

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
VPBank, BIDV, VietinBank, hay các tập đoàn đầu ngành Petrolimex, Vingroup, Hòa Phát, Thế giới Di động, Vietnam Airlines… là doanh nghiệp Việt Nam nằm trong top 100 doanh nghiệp lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Ngày 18.6, tạp chí nổi tiếng với những bảng xếp hạng uy tín thế giới Fortune, lần đầu tiên công bố bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất xét trên tiêu chí doanh thu cho năm tài chính 2023, dành riêng cho khu vực Đông Nam Á.

Theo đó, 500 công ty tại 7 quốc gia (Indonesia, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Việt Nam, Philippines và Campuchia) và 57 lĩnh vực (gồm hàng không, dệt may, hóa chất…) được Fortune đánh giá dựa trên tiêu chí doanh thu năm 2023. Fortune lần đầu thực hiện bảng xếp hạng này nhằm phản ánh câu chuyện tăng trưởng ấn tượng của khu vực thông qua sự phát triển và tăng trưởng của các công ty lớn trong đa lĩnh vực.

Theo bảng xếp hạng, công ty có doanh thu lớn nhất Đông Nam Á là tập đoàn thương mại đa quốc gia Trafigura, có trụ sở chính tại Singapore.

Việt Nam có 70 doanh nghiệp góp mặt trong danh sách, trải dài từ tài chính, ngân hàng, bất động sản, năng lượng, lương thực, công nghiệp nặng, tới hàng không, bán lẻ... Ngưỡng doanh thu tối thiểu để một doanh nghiệp lọt vào danh sách là hơn 460 triệu USD.

Tầm quan trọng của nền kinh tế khu vực nổi lên nhờ sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu cùng sự lớn mạnh nhanh chóng của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn là động lực chính để tạp chí danh tiếng này tiến hành xếp hạng các công ty lớn nhất khu vực. Bảng xếp hạng Fortune Southeast Asia 500 trở thành hoạt động đánh giá thường niên bên cạnh chuỗi xếp hạng danh tiếng Fortune 500, Fortune Global 500 và Fortune Europe 500.

Trong top 100, Việt Nam có 13 doanh nghiệp được vinh danh, gồm các nhà băng lớn như Agribank, BIDV, VietinBank, VPBank, MB, hay các tập đoàn đầu ngành Petrolimex, Vingroup, Hòa Phát, Thế giới Di động, Vietnam Airlines…

Ngân hàng là lĩnh vực lớn thứ 2 ở Đông Nam Á, theo thống kê từ bảng xếp hạng Fortune Southeast Asia 500, với tổng doanh thu của 67 tổ chức tín dụng đạt 242 tỉ USD, chỉ xếp sau ngành năng lượng với đóng góp doanh thu lên tới gần 591 tỉ USD trong năm 2023.

Đứng ở vị trí 91 trong bảng xếp hạng Fortune Southeast Asia 500, VPBank sánh vai cùng nhiều tổ chức tài chính tên tuổi của khu vực như DBS, UOB và OCB của Singapore, Maybank và CIMB của Malaysia, hay Kasikornbank và Bangkok Bank của Thái Lan, cùng nhiều ngân hàng khác như Vietinbank, BIDV, Techcombank…

VPBank là một trong 500 công ty lớn nhất khu vực, xét trên tổng doanh thu, theo công bố mới nhất của bảng xếp hạng Fortune 500 dành riêng cho khu vực Đông Nam Á

VPBank là một trong 500 công ty lớn nhất khu vực, xét trên tổng doanh thu, theo công bố mới nhất của bảng xếp hạng Fortune 500 dành riêng cho khu vực Đông Nam Á

Doanh thu của VPBank trong năm 2023, theo công thức tính của Fortune, đạt xấp xỉ 4,05 tỉ USD, với lợi nhuận sau thuế ghi nhận ở mức gần 419 triệu USD, trong khi tổng tài sản chạm mốc 33,7 tỉ USD tại thời điểm 31.12.2023.

Ngân hàng hoạt động mạnh mẽ trong các phân khúc bán lẻ và SME, đang từng bước chinh phục phân khúc khách hàng FDI nhằm khai thác tiềm năng từ làn sóng đầu tư nước ngoài chảy mạnh vào Việt Nam trong những năm gần đây.

Năm 2023 ghi nhận cột mốc mới về vốn của VPBank, khi vốn chủ sở hữu của ngân hàng đạt xấp xỉ 140.000 tỉ đồng (xấp xỉ 5,7 tỉ USD), đứng thứ 2 hệ thống ngân hàng Việt, sau thương vụ bán 15% vốn cho cổ đông chiến lược SMBC (Nhật Bản).

Kết thúc quý 1/2024, VPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt hơn 4.100 tỉ đồng (xấp xỉ 165 triệu USD), tăng gần 66% so với quý liền trước và 64% so với cùng kỳ.

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.