12 triệu người Việt Nam mang gien bệnh thalassemia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư, Việt Nam hiện có khoảng 12 triệu người mang gien bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh), hơn 20.000 người bệnh mức độ nặng cần phải điều trị suốt đời.
 
Thalassemia là bệnh di truyền, gây thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Một bệnh nhân thalassemia nặng trong 21 năm đầu cần truyền khoảng 470.000 đơn vị máu để duy trì sự sống. Mỗi năm, cả nước cần 2.000 tỉ đồng cho tất cả bệnh nhân thalassemia có thể được điều trị tối thiểu, và cần khoảng 500.000 đơn vị máu an toàn để truyền máu cho người bệnh.
Thalassemia là bệnh di truyền, gây thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể. Người bệnh mức độ nặng nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nặng như: biến dạng xương mặt, xương giòn, suy tuyến nội tiết, dậy thì muộn hoặc không dậy thì; suy gan, xơ gan, suy tim, thậm chí nguy cơ tử vong.
Người bệnh cần phải định kỳ được truyền máu, thải sắt và điều trị biến chứng. Thalassemia khiến người bệnh suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng nhiều đến hình thức, vóc dáng. Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư đã ứng dụng kỹ thuật mới nhất trong chẩn đoán, sàng lọc người mang gien bệnh thalassemia, tư vấn tiền hôn nhân, tư vấn trước sinh, sàng lọc trước sinh giúp các cặp vợ chồng sinh con khỏe mạnh, không mang gien bệnh.
Hưởng ứng Ngày thalassemia thế giới (8.5), Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư đã tổ chức chương trình Thalassemia Day chủ đề “Vẻ đẹp từ trái tim”, với các hoạt động: trang điểm, chụp hình lưu giữ khoảnh khắc đẹp cho người bệnh; trao quà cho những người bệnh có nghị lực trong cuộc sống, học tập...
Liên Châu (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.