Xuất khẩu dần phục hồi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Số liệu công bố của Tổng cục Thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 6.2023 ước đạt 29,3 tỉ USD, tăng 4,5% so với tháng trước là thông tin tích cực được nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trong nước quan tâm, kỳ vọng thị trường sẽ dần hồi phục và tăng trưởng nhờ tác động của các hoạt động xúc tiến thương mại được thúc đẩy mạnh mẽ.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trong nước kỳ vọng thị trường dần hồi phục và tăng trưởng nhờ tác động của các hoạt động xúc tiến thương mại được thúc đẩy mạnh mẽ. Ảnh: Vasep
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trong nước kỳ vọng thị trường dần hồi phục và tăng trưởng nhờ tác động của các hoạt động xúc tiến thương mại được thúc đẩy mạnh mẽ. Ảnh: Vasep

Doanh nghiệp đặt niềm tin

Bà Nguyễn Thị Thu Sắc - Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) tại hội nghị mới đây cho biết, nhiều doanh nghiệp thủy sản đều xác định sau thời gian gặp biến động thị trường, đơn hàng giảm sút là cơ hội để họ rà soát lại chi phí sản xuất, không mở rộng đầu tư, giữ ổn định số lượng lao động và thu nhập cho người lao động. Đây cũng là giai đoạn một số doanh nghiệp dành thời gian nghiên cứu, phân tích các sản phẩm mới phù hợp với bối cảnh thị trường.

Kỳ vọng về tín hiệu khả quan đối với mặt hàng xuất khẩu tôm, ông Lê Văn Quang - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Minh Phú - phân tích, thị trường xuất khẩu thủy sản tháng 8.2023 trở đi sẽ tốt lên khi nguồn cung tôm nguyên liệu tại các nước xuất khẩu lớn là Ấn Độ, Ecuador và Việt Nam đều giảm mạnh, nhu cầu trên thế giới dần phục hồi.

Như vậy, tình hình tôm nguyên liệu cuối năm sẽ thiếu, các đơn vị sẽ có cơ hội bán và giảm hàng tồn kho khi nhu cầu tiêu thụ vào mùa lễ hội cuối năm tăng cao.

Tuy nhiên, khi so sánh mức giá thành sản xuất tôm giữa 3 đối thủ cạnh tranh là Việt Nam, Ecuador, Ấn Độ cho thấy, giá thành tôm nuôi của Việt Nam đang cao gấp đôi so với Ecuador và hơn 30% so với tôm Ấn Độ, khiến việc tìm kiếm đơn hàng của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm gặp khó khăn.

Tương tự, đại diện Công ty TNHH Việt Thắng Jean chia sẻ, sau 6 tháng đầu năm 2023 hoạt động khó khăn, bước sang quý III/2023 doanh nghiệp tự tin có thể cạnh tranh tốt hơn trên thị trường nhờ sản phẩm đạt tiêu chuẩn xanh từ nguyên liệu đến công nghệ, chính sách giá tốt khi áp dụng chuyển đổi số, doanh nghiệp có thể cạnh tranh về đơn hàng, vừa thu hồi vốn để tái sản xuất, đầu tư.

Kỳ vọng về tín hiệu khả quan đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu. Ảnh: Hải Nguyễn

Đẩy mạnh nhiều giải pháp để thúc xuất khẩu

Để giữ vững mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023 là 6,5%, theo kịch bản cập nhật trình Chính phủ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây, tăng trưởng kinh tế quý III/2023 của Việt Nam dự báo sẽ gặp nhiều áp lực khi phải đạt 7,4% và quý IV phải đạt 10,3%, tăng trưởng GDP của Việt Nam 6 tháng cuối năm phải cán mốc 8,9%.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang gấp rút hoàn tất dự thảo Nghị quyết về cải thiện trường môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia để trình Chính phủ trong tháng 9.2023.

Nhận định tình hình xuất khẩu của Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi, tăng trưởng trở lại song vẫn còn rất nhiều khó khăn, tại hội nghị sơ kết hồi tháng 6.2023, Bộ Công Thương - cho biết, sẽ đẩy mạnh 8 giải pháp để thúc xuất khẩu trong 6 tháng còn lại của năm 2023.

Ông Trần Duy Đông - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhấn mạnh, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tập trung vào việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về xuất nhập khẩu, kiến nghị những chính sách tài thêm về khóa tiền tệ để hỗ trợ doanh nghiệp gia tăng nguồn cung, tiết giảm chi phí và tạo ra nhiều sản phẩm cạnh tranh hơn.

Bộ Công Thương và Cục Xuất nhập khẩu sẽ chủ trì triển khai đồng bộ các chương trình trong chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đến năm 2030 và chiến lược phát triển một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam.

Một số giải pháp được Bộ Công Thương nhấn mạnh tại hội nghị tháng 6.2023 như tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin thị trường, trong đó có hoạt động công bố các doanh nghiệp xuất khẩu uy tín của Việt Nam; Tập trung vào việc sớm hoàn tất các thủ tục để tiến hành ký kết Hiệp định FTA với Israel. Từ đó đẩy nhanh đàm phán ký kết hiệp định thương mại với các thị trường còn là tiềm năng (UAE, Mercosur…); Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA...

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai đạt 141 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý III năm nay, thấp hơn cùng kỳ 12%; lỗ ròng 182 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 199 tỷ đồng. Như vậy, quý III năm nay là quý thua lỗ thứ 14 liên tiếp của doanh nghiệp này.

Sắp diễn ra thương vụ 'khủng' của Sabeco

Sắp diễn ra thương vụ 'khủng' của Sabeco

Tổng Công ty CP Bia rượu Nước Giải Khát Sài Gòn sẽ chi hơn 830 tỷ đồng để mua công khai hơn 37,8 triệu cổ phiếu SBB của Công ty CP Tập đoàn Bia Sài Gòn - Bình Tây và chi hơn 100 tỷ đồng để mua hơn 2 triệu cổ phiếu WSB của Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây.