Xuất hiện biến thể Covid-19 nguy cơ mới, phát hiện đầu tiên ở Đông Nam Á

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo đang theo dõi một biến thể tiềm tàng nguy hiểm, tên gọi CH 1.1.
SARS-CoV-2.

SARS-CoV-2.

Vào thời điểm dịch có dấu hiệu chấm dứt, CDC cho biết đang theo dõi biến thể mới gọi là Orthrus CH.1.1. Đến 24.1, CDC ước tính Orthrus CH.1.1 chiếm 1,5% số ca ở Mỹ, theo Đài CNN.

Nhà theo dõi biến thể Mike Honey (Úc) là người đặt tên cho biến thể này, lấy từ tên của chó ngao 2 đầu Orthrus trong thần thoại Hy Lạp.

Chó Orthrus có bề ngoài đặc biệt, và đó là lý do ông Honey đặt tên này cho biến thể mới tiềm tàng nguy cơ CH 1.1.

Tại sao CH 1.1 gây quan ngại?

CH 1.1 xuất phát từ gia đình Omicron, nhưng gây quan ngại vì có đột biến L452R từng xuất hiện ở chủng Delta chết chóc, đặc điểm chưa từng xuất hiện ở một biến thể phụ của Omicron. Đó là lý do các chuyên gia tập trung theo dõi biến thể này với tâm trạng lo lắng.

"Delta nghiêm trọng hơn, nên khiến nhiều người phải nhập viện và điều trị trong khu chăm sóc đặc biệt (ICU)", bác sĩ Stephen Blatt, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Mỹ cho biết.

Bác sĩ Blatt cho rằng chúng ta cần cân nhắc thời điểm CH 1.1 xuất hiện. Giống như XBB.1.5, CH 1.1 lây lan nhanh chóng, với số ca tăng gấp đôi mỗi 2 tuần.

Đội ngũ chuyên gia Đại học bang Ohio (Mỹ) cảnh báo CH.1.1 cũng liên kết tốt với các thụ thể ACE2, nơi virus gây Covid-19 lây nhiễm tế bào người. Điều này đồng nghĩa biến thể mới có vượt qua (ít nhất phần nào) kháng thể đến từ những lần mắc bệnh trước đó hoặc tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Thời điểm và địa điểm phát hiện đầu tiên?

CH.1.1 được phát hiện ở Đông Nam Á vào mùa thu năm ngoái, nhưng số ca mắc biến thể mới đang tăng mạnh từ tháng 11, và outbreak.info ghi nhận CH.1.1 hiện chiếm khoảng 10% số mẫu giải trình tự gien mỗi ngày trên toàn cầu.

Những điểm nóng của CH.1.1 là các khu vực Anh, New Zealand, với hơn 25% số ca mắc là CH.1.1, theo báo cáo tuần qua của Đại học bang Ohio.

Các điểm nóng khác bao gồm Hồng Kông và Papua New Guinea, Campuchia và Ireland.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 2.2 cho biết biến thể này nằm trong danh sách theo dõi của tổ chức.

Có thể bạn quan tâm

Nội soi tiêu hóa phát hiện sớm các bệnh lý tiêu hóa, điều trị hiệu quả

Nội soi tiêu hóa phát hiện sớm các bệnh lý tiêu hóa, điều trị hiệu quả

(GLO)- Với máy móc hiện đại, bác sĩ nhiều kinh nghiệm, đội ngũ y tế ân cần, chuyên nghiệp nên nhiều người dân đã lựa chọn nội soi dạ dày-nội soi đại tràng tại Phòng khám đa khoa SYSMED Phù Đổng (02A Phù Đổng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) giúp tầm soát sớm các bệnh lý tiêu hóa và điều trị hiệu quả.

Gia Lai: Tập huấn Chương trình phong năm 2024

Gia Lai: Tập huấn Chương trình phong năm 2024

(GLO)- Trong 2 ngày 14 và 15-11, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức lớp tập huấn Chương trình phong năm 2024 cho 56 cán bộ, nhân viên y tế phụ trách công tác phòng- chống bệnh phong trên địa bàn tỉnh.

Ngày hội hiến máu tình nguyện thu hút đông đảo người dân huyện Phú Thiện tham gia. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện tiếp nhận 554 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 14-11, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Phú Thiện phối hợp với Khoa Huyết học và Truyền máu-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai và Bệnh viện Quân y 211 tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 2 năm 2024.

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu nhưng nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Critical Reviews in Food Science and Nutrition đã phát hiện một loại trái cây được yêu thích có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch và não bộ đồng thời kiểm soát mức cholesterol