WHO cảnh báo tình trạng thiếu huyết thanh kháng nọc rắn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo tình trạng thiếu huyết thanh, vì tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là trong điều kiện lũ lụt có thể dẫn đến việc gia tăng số ca bị rắn cắn.

Theo đó, phát biểu với báo giới tại Geneva (Thụy Sĩ), ông David Williams-chuyên gia về rắn cắn của WHO cho biết: Hàng năm, có đến 2,7 triệu người trên thế giới bị rắn độc cắn, trong đó ước tính có khoảng 138.000 người tử vong. Như vậy, cứ mỗi 4 đến 6 phút lại có 1 người chết do rắn cắn. Ngoài ra, ông cho biết, có khoảng 240.000 người bị khuyết tật suốt đời vì hậu quả rắn độc cắn.

WHO cảnh báo tình trạng thiếu huyết thanh kháng nọc rắn. Ảnh: AFP

WHO cảnh báo tình trạng thiếu huyết thanh kháng nọc rắn. Ảnh: AFP

Theo ông David Williams, do tác động của biến đổi khí hậu đang làm cho tình hình ở một số nơi càng trở nên tồi tệ, đặc biệt là lũ lụt có thể làm gia tăng các trường hợp bị rắn cắn. Như ở Nigeria đang thiếu trầm trọng huyết thanh kháng nọc rắn vì số ca gia tăng cao trong lũ lụt.

Ngoài ra, nhiều trường hợp lũ lụt tại Pakistan, Myanmar, Bangladesh, Nam Sudan và các nước khác cũng khiến cho số trường hợp bị rắn cắn gia tăng. Trong khi đó, Ấn Độ là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới với khoảng 58.000 người tử vong mỗi năm do rắn cắn.

Cơ quan y tế của Liên hợp quốc cho hay, từ những năm 1980, một số công ty đã ngừng sản xuất thuốc giải độc do rắn cắn, vì vậy đã gây ra tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng ở châu Phi và một số quốc gia châu Á.

Có thể bạn quan tâm

Đức thông qua dự luật sửa đổi, cho phép bắn hạ máy bay không người lái xâm nhập trái phép

Đức thông qua dự luật sửa đổi, cho phép bắn hạ máy bay không người lái xâm nhập trái phép

(GLO)- Sau nhiều lần phát hiện thiết bị bay không người lái bay trên các cơ sở quân sự mà không được cấp phép, Chính phủ Đức đã thông qua dự luật sửa đổi Đạo luật An ninh Hàng không, cho phép lực lượng vũ trang nước này bắn hạ các máy bay không người lái xâm nhập trái phép.