Vườn trồng "lung tung", trái to bất thường, cây thấp tè trĩu quả, ông nông dân khá giả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tám Râu là danh xưng mộc mạc của ông nông dân Phan Quang Tám (67 tuổi, trú thôn Nông Sơn 1, xã Điện Phước, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Ông nổi tiếng khắp vùng nhờ giỏi trồng cây ăn trái đặc sản. Vườn trồng "lung tung" của ông có nhiều loài cây ăn trái đặc sản, có trái bưởi to bự bất thường, cây quýt đường trĩu quả.

Vườn cây ăn trái đặc sản "hoàn hồn" sau bão lũ

Trò chuyện cùng phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Phan Quang Tám bày tỏ sự vui mừng khi nhìn vườn sinh thái rộng 1ha của mình đã tạm thời "hoàn hồn" sau nhiều đợt bão lũ vừa qua.

Không còn cảnh nào là cây trái trôi theo dòng nước, những gốc mít đang sai quả thì bị bão quật ngã, đàn gà vịt chết còn vài con…

Ai nhìn vào cũng tiếc đứt ruột, ngẫm chắc cũng phải 2 năm sau thì vườn cây mới ổn định lại.


 

 Ông Phan Quang Tám bên cây bưởi Điện Bàn được lai tạo từ nhiều giống bưởi khác nhau.
Ông Phan Quang Tám bên cây bưởi Điện Bàn được lai tạo từ nhiều giống bưởi khác nhau.



Thời trẻ, ông Tám làm quản lý xây dựng với những công trình ra Bắc vào Nam. Trong những lần công tác tại miền Tây, ông hiếu kì với cách làm của các nhà vườn ở nơi đây nên chủ động mày mò học hỏi.

Đến năm 1990, ông quyết định nghỉ việc để về quê hương đất Quảng đào ao nuôi cá cảnh. Khi đó, ông Tám là người đầu tiên khởi nghiệp nuôi cá cảnh làm giàu tại khu vực miền Trung.

Ông Tám tự hào nói: "Nhiều năm làm xây dựng, tôi thấy kinh tế gia đình không ổn định. Đồng thời, tôi nhận ra làm vườn mới là niềm đam mê của mình nên dốc hết tâm huyết để gầy dựng. Khi gặp phải những khó khăn, thất bại thì tôi không nản lòng mà tiếp tục cố gắng, nghiên cứu để phát triển...".


 

Giống ổi lê Đài Loan cho trái 3 vụ/năm, giúp ông Tám thu lãi 500.000 đồng/cây/năm.
Giống ổi lê Đài Loan cho trái 3 vụ/năm, giúp ông Tám thu lãi 500.000 đồng/cây/năm.



Ông Tám chia sẻ thêm: "Yêu nông nghiệp nên loại nào tôi cũng thử, từ nuôi cá Koi, cá kiểng, cá đồng đến nuôi cá giống như: cá diếc, cá leo đều rất thành công. Với tôi tấc đất là tấc vàng, nên tận dụng dưới ao nuôi cá thì trên bờ tôi trồng chuối, trồng hoa, cây kiểng và nhiều loại cây ăn quả khác".

Dù nuôi cá cảnh có siêu lợi nhuận nhưng hai năm nay ông Tám đã ngừng hẳn, tập trung vào phát triển kinh tế vườn cây ăn quả. Bởi ông quan niệm chỉ làm trong giới hạn sức khỏe của mình, chỉ chọn một mô hình cho lợi nhuận cao để sản xuất.

Những kiến thức và bài học kinh nghiệm mà ông tích lũy nhiều năm được truyền lại cho những người trẻ muốn khởi nghiệp làm giàu.


 

Chậu cây quýt đường kiểng được ông Tám chăm sóc kỹ lưỡng cho trĩu trái.
Chậu cây quýt đường kiểng được ông Tám chăm sóc kỹ lưỡng cho trĩu trái.


Nhờ bàn tay cần mẫn và khối óc nhạy bén, ông Tám đã xây dựng được vườn cây có khoảng 10 loại quả như: xoài, thanh long, bưởi, cam, quýt, vú sữa…trong đó cây kinh tế chủ lực là ổi (giống ổi lê Đài Loan) và mít (giống mít Thái, mít Mã Lai, và mít Việt Nam).

Với niềm đam mê nghiên cứu và sáng tạo, ông đã lai ghép thành công một số giống cây mới và nắm bí quyết để cây ăn quả ra trái quanh năm.

Ngoài ra, ông Tám còn có "thú vui nghệ sĩ" khi chăm nom các chậu mai kiểng, hoa quỳnh, hoa hồng và giàn phong lan rực rỡ khiến ai cũng mê tít.

"Trao cần câu chứ đừng cho cá"

Hiện nay, trang trại Tám Râu có 120 cây mít, 500 cây ổi, 40 cây bưởi… Trong đó, giống bưởi Điện Bàn do ông Tám đặt tên và trồng thử nghiệm được lai tạo từ bưởi da xanh, bưởi Năm Roi, bưởi Diễn nên cho năng suất cao, trọng lượng lớn lên đến 5kg/trái.


 

Sau bão lũ dồn dập, vườn cây ăn quả của ông Tám đã “hồi sinh” trở lại.
Sau bão lũ dồn dập, vườn cây ăn quả của ông Tám đã “hồi sinh” trở lại.



Theo ông Tám, chọn được giống cây tốt là điều quan trọng nhất, nhưng nếu biết cách quản lý vườn và chăm sóc cây đúng cách thì mới đạt lợi nhuận cao.

Phải tuyệt đối tuân thủ biện pháp canh tác hữu cơ để vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo sản phẩm sạch. Sử dụng phân chuồng ủ sinh học để bón cho vườn cây mỗi tháng một lần và nên tưới nước bằng hệ thống tự động.

"Cây ăn quả thường bị sâu đục thân, cắn trái, rệp trắng nên tôi phòng ngừa bằng cách bọc quả bằng bao ni lông, thường xuyên ngắt lá và bấm tỉa cành. Thêm vào đó, tôi cung cấp dinh dưỡng cho cây đầy đủ và phun vi sinh kích trái sẽ giúp vườn luôn sai quả, ra trái quanh năm", ông Tám chia sẻ.

 

 Ông Tám bán các loại giống cây ăn trái và tư vấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây, nuôi cá miễn phí.
Ông Tám bán các loại giống cây ăn trái và tư vấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây, nuôi cá miễn phí.


Nhờ canh tác khoa học nên vườn cây của ông cho sản lượng gấp 2-3 lần bình thường. Trái cây thơm ngon, an toàn nên thương lái nhiều nơi tự tìm đến trang trại để mua. Đặc biệt, nhờ tiếng lành đồn xa nên trái cây Tám Râu bán online rất chạy và có mặt tại các cửa hàng thực phẩm sạch.

Từ vườn cây ăn quả và bán giống cây trồng các loại, mỗi năm ông Tám lãi ròng 400 triệu đồng sau khi trừ mọi chi phí. Bên cạnh đó, trang trại của ông tạo việc làm ổn định cho 3 lao động địa phương với mức lương từ 5.500.000-8.000.000 đồng/người/tháng.


 

 Dự kiến sang năm, vườn sinh thái Tám Râu sẽ đón khách đến tham quan, vui chơi, ăn uống dã ngoại.
Dự kiến sang năm, vườn sinh thái Tám Râu sẽ đón khách đến tham quan, vui chơi, ăn uống dã ngoại.



Ông Tám tâm sự: "Mọi người hay nói vui là tôi ở ngoài đường chứ không ở nhà, bởi vì cứ ở đâu bà con nông dân cần tư vấn, giúp đỡ là ở đó có tôi. Với tâm niệm là "trao cần câu chứ đừng cho cá", nên tôi hỗ trợ tư vấn kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi cá, trồng và chăm sóc cây ăn trái miễn phí cho những ai cần. Đó là cách làm từ thiện mà tôi tâm đắc và thực hiện nhiều năm nay".

Trên diện tích trang trại 1ha thuê của địa phương, ông Tám sẽ tiếp tục thử nghiệm thêm nhiều loại giống mới, phát triển nơi đây thành vườn sinh thái miền Tây thu nhỏ.

Qua đó ông Tám tạo nên một địa điểm vui chơi bổ ích để mọi người vừa thư giãn, vừa chia sẻ kinh nghiệm. Đồng thời, ông dự định sẽ liên kết hình thành một vựa trái cây lớn nhất khu vực.


 

https://danviet.vn/quang-nam-vuon-trong-lung-tung-trai-buoi-la-to-bat-thuong-cay-quyt-duong-thap-te-da-triu-qua-ong-nong-dan-kha-gia-20201202200655017.htm

Theo Tuyết Nhung - Trần Hậu (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Người dân nhận khoán bảo vệ rừng (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh) phát dọn thực bì. Ảnh: N.D

Giao khoán bảo vệ rừng: Lợi ích kép

(GLO)- Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng tại Gia Lai đẩy mạnh triển khai khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống gần rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích kép khi công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt và người dân nhận khoán có thêm thu nhập.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.