'Vua' ché cổ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hiếm có người bị mê hoặc bởi ché cổ, dành nhiều tâm huyết, tiền bạc sưu tầm ché như một chuyên viên công nghệ thông tin ở phố núi Buôn Ma Thuột.
 

 
Một phần bộ sưu tập ché cổ của Đặng Quốc Huy - Ảnh: Trung Chuyên
Một phần bộ sưu tập ché cổ của Đặng Quốc Huy - Ảnh: Trung Chuyên



Người trẻ mê đồ “cao tuổi”

Ngoài đồng nghiệp và những người thân thích, ít ai biết Đặng Quốc Huy (36 tuổi, ngụ phường Tân Tiến, thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) có bộ sưu tập “hoành tráng” về ché cổ. Cũng không nhiều người nhìn thấy tất cả những chiếc ché được anh chắt chiu mua lại từ tiền lương của mình.

“Đơn giản vì nhà chật nên nhiều ché quý không được đưa ra ngoài trưng bày, vẫn còn cất giữ trên gác nhỏ, gửi nhà người thân. Hơn nữa, tôi mới sưu tầm được chục năm, chưa có thâm niên bằng người khác nên không dám khoe. Ai đó phong “vua ché”, tôi không dám nhận đâu”, Huy cười khiêm tốn. Nâng một chiếc ché nhỏ màu xanh ngọc trên tay, anh chia sẻ: “Không ít người đánh giá ché quý qua kích cỡ hay màu men bắt mắt mà thường ít để ý đến xuất xứ, độ hiếm, niên đại của nó”.

Quê ở Bình Định, Huy học công nghệ thông tin ở ĐH Tây Nguyên, tốt nghiệp rồi được giữ lại trường công tác. Anh nói mình gắn bó với mảnh đất cao nguyên như một “định mệnh” dù trước đó ao ước làm việc ở đô thị sôi động như TP.HCM.


Một ngày nọ, nhìn thấy chiếc ché của đồng bào M’Nông ở H.Lắk, anh như bị hút hồn và tìm cách mua bằng được. Từ đó, đam mê sưu tầm ché cổ kéo anh rong ruổi khắp Tây nguyên và nam Trung bộ. Anh nói đùa, mê ché như bị “ma nhập”, ngay cả khi túng thiếu vẫn không ngần ngại bỏ ra khoản tiền bằng mấy tháng lương viên chức để mua một chiếc ché quý về… ngắm. Vợ anh lúc đầu cũng “nhăn nhó” với sở thích tốn kém của chồng nhưng rồi chấp nhận và dần dà cũng mê ché như anh.

 

 



Có thêm người bạn đời đồng hành trong hành trình sưu tầm ché cổ, Huy như có thêm động lực để làm việc. Anh vừa học thạc sĩ, vừa dạy thêm để tích cóp tiền cho thú sưu tầm. Những năm gần đây, Huy thành công với nghề “tay trái” sản xuất, kinh doanh sản phẩm cây đinh lăng, một loại thảo dược bồi bổ sức khỏe; từ làm rượu, mật ong ngâm rễ đinh lăng, đến ươm cây giống, bon sai đinh lăng… Những nguồn thu này giúp anh nuôi dưỡng đam mê với ché cổ.

Phải có “duyên”

“Phần lớn những ché quý hiếm xuất xứ từ các lò gốm xa xưa ở Quảng Ngãi, Bình Định, hoặc gốm Chăm ở vùng nam Trung bộ. Trải qua thời gian, ché được trao đổi, mua bán qua nhiều vùng miền, bị hư hại, mất mát nên số ché đẹp, quý còn rất ít, việc sưu tầm chúng rất khó. Dường như phải có cái duyên thì ché quý mới đến tay mình”, Huy chia sẻ.

Anh lý giải chữ “duyên” một cách đơn giản. Chẳng hạn, có lần phát hiện chiếc ché cổ rất đẹp ở một buôn làng vùng sâu, năm lần bảy lượt anh gặp gia chủ để nài nỉ, thuyết phục nhưng họ không bán. “Là do mình không có duyên với nó!”, Huy đúc kết.



 

 




Nhưng anh lại có “duyên” với nhưng chiếc ché quý khác. Cách đây 5 năm, anh mua một ché tuk lớn có chạm hình rồng “nhị long tranh châu” ở Gia Lai, rồi sau đó lại mua được một chiếc ché tương tự ở H.Lắk. Đưa về nhà cặp ché giống nhau như đúc từ một khuôn, tựa anh em sinh đôi lưu lạc bấy lâu hẹn nhau đoàn tụ tại “kho báu” của Huy.

Tương tự, có một cặp ché tuk khác, một chiếc được anh mua ở H.M’Đrắk, rồi gần chục năm sau bắt gặp một chiếc khác giống hệt ở xã Cư Êbur, TP.Buôn Ma Thuột. Sau nhiều lần hỏi mua, gia chủ mới mềm lòng cho anh rước chiếc ché thứ hai. Mỗi lần mua ché về anh đều lần giở các tài liệu, sách báo tra cứu để biết vật sở hữu thuộc loại ché gì, xuất xứ, niên đại, độ quý hiếm của chúng. Dần dà, anh tự trang bị vốn kiến thức phong phú qua các công trình nghiên cứu, đánh giá về ché cổ.


 


"Ngày trước, ché là tài sản quý, là vật cúng tế thần linh, là biểu tượng của sự giàu có về vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc vùng cao. Tôi nghĩ ché cổ chính là hiện vật “sống”, là tiếng nói của thời gian, ché cũng như tượng cổ, có những giá trị bền vững mà mình chưa hiểu hết".
 

Đặng Quốc Huy



Huy có vẻ không thích nói chuyện quy ra tiền số ché quý của anh, mặc dù có người ước tính giá trị vài tỉ đồng. Anh tiết lộ có những chiếc ché hiếm ngày trước mua vài triệu, giờ có người trả từ vài chục đến vài trăm triệu đồng nhưng anh không bán.

“Tôi chỉ muốn bộ sưu tập của mình ngày càng “dày” lên chứ không muốn vơi đi. Ngày trước, ché là tài sản quý, là vật cúng tế thần linh, là biểu tượng của sự giàu có về vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc vùng cao. Tôi nghĩ ché cổ chính là hiện vật “sống”, là tiếng nói của thời gian, ché cũng như tượng cổ, có những giá trị bền vững mà mình chưa hiểu hết”, Huy chiêm nghiệm.

Anh cũng bộc bạch ước muốn có một không gian đủ lớn để trưng bày, bảo quản bộ sưu tập ché của mình. Và khi có điều kiện, anh sẽ tổ chức một “đường ché”, tương tự “đường sách”, để giới thiệu cùng công chúng những giá trị của ché cổ.


 

Nhiều người gọi Đặng Quốc Huy là “vua ché” khi chứng kiến bộ sưu tập ché cổ hơn 300 chiếc của anh, trong đó có nhiều chiếc hiếm, độc bản, có niên đại hàng trăm năm. Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk đánh giá cao công sức, đam mê bảo tồn ché cổ của Huy và cũng đã nhận nhiều hiện vật của nhà sưu tầm trẻ này hiến tặng.

Theo Trung Chuyên (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.