Vụ sai phạm nghiêm trọng tại IPC:Chi sai hàng chục tỉ đồng,hồ sơ'mất dấu'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thanh tra TP.HCM vừa có báo cáo gửi UBND TP.HCM kết quả thực hiện Kết luận thanh tra trong việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC).
 
Trụ sở IPC trên đường Nguyễn Văn Linh (Q.7, TP.HCM). Ảnh: Ngọc Dương
Thanh tra TP.HCM vừa có báo cáo gửi UBND TP.HCM kết quả thực hiện Kết luận thanh tra số 12 ngày 20.3.2017 của Thanh tra TP.HCM về thanh tra phòng, chống tham nhũng trong việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC).
Đáng chú ý, Thanh tra TP.HCM đã chuyển hồ sơ cho Cơ quan CSĐT (Công an TP.HCM) để điều tra làm rõ thêm dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với việc IPC tự ý thỏa thuận khác ngoài hợp đồng thi công (hợp đồng trọn gói) để bù ngoài hợp đồng và chi tiền thanh toán cho Công ty Sino Pacific hơn 19 tỉ đồng chưa có ý kiến của cơ quan chức năng, vượt giá trị chỉ định thầu đã được Sở GTVT phê duyệt tại dự án xây dựng cầu Đông Điền.
Ngoài ra, IPC tự ý, tùy tiện sử dụng tiền nhà nước thanh toán các khoản chi phí mua vật tư xây dựng cầu Đông Điền và tòa nhà IPC, thanh toán nợ vay ngân hàng cho Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 8, thanh toán tiền cho nhà thầu thi công xây dựng cầu Đông Điền và tòa nhà IPC (Công ty Sino Pacific, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 8) không đúng tiến độ, khối lượng hoàn thành, hợp đồng thi công.
Việc IPC thanh toán vượt giá trị chỉ định thầu, hợp đồng, giá trị quyết toán gói thầu thi công cầu Đông Điền hơn 22,7 tỉ đồng; vượt giá trị quyết toán đã được kiểm toán của công trình tòa nhà IPC với số tiền hơn 24,7 tỉ đồng là có dấu hiệu cố ý làm trái các quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, có khả năng làm thất thoát tài sản nhà nước. Cơ quan chức năng cần làm rõ việc IPC không còn lưu giữ (hoặc mất mát) hồ sơ liên quan các gói thầu thuộc dự án nạo vét luồng Soài Rạp.
Liên quan kết luận thanh tra nói trên, Thanh tra TP.HCM cho hay có 4 đơn vị phải thực hiện 11 nội dung. Đến nay có 3 đơn vị (Thanh tra TP.HCM, Cục Thuế TP, Sở Nội vụ), mỗi đơn vị thực hiện 1 nội dung, đã thực hiện dứt điểm chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.HCM. Còn 8 nội dung thuộc về trách nhiệm của IPC, đến nay công ty đã thực hiện 6 nội dung, còn 2 nội dung cần phải thực hiện: dự án khu dân cư Hiệp Phước 1; thu hồi số tiền lương chi sai cho lãnh đạo IPC về quỹ tiền lương của công ty.
Đến nay IPC đã thu hồi hơn 8,8 tỉ đồng/hơn 9,9 tỉ đồng, còn lại cần phải thu hơn 1,1 tỉ đồng. Nguyên nhân chưa thu hồi được số tiền này là do ông Bùi Vân Ảnh, nguyên Phó tổng giám đốc IPC, và ông Bành Chí Quang, nguyên kế toán trưởng IPC, đều đã nghỉ hưu và không hợp tác trong việc hoàn trả số tiền chi vượt nêu trên. Thanh tra TP đề nghị IPC có biện pháp đôn đốc thu hồi và chủ động xử lý nợ tồn đọng theo quy định.
Trước đó, trên cơ sở đề xuất của Sở Nội vụ, cuối năm 2017, UBND TP.HCM đã có văn bản phê bình ông Phan Hồng Quân, nguyên Tổng giám đốc IPC; ông Phạm Xuân Bình, nguyên Tổng giám đốc IPC; ông Mai Chí Đường, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên IPC; ông Bành Chí Quang, nguyên kế toán trưởng IPC về thiếu sót trong thủ tục đầu tư, công tác chỉ đạo, điều hành công ty…

Được biết sau thế hệ lãnh đạo IPC nói trên, năm 2015, ông Tề Trí Dũng được điều về làm Tổng giám đốc IPC. Tuy nhiên mới đây ông Dũng bị khởi tố, bắt tạm giam sau hàng loạt sai phạm tại công ty này. Nghiêm trọng nhất là các sai phạm xem thường pháp luật, kỷ luật, kỷ cương, có dấu hiệu lợi ích nhóm; sai phạm trong những “phi vụ” ném tiền qua cửa sổ; lũng đoạn tài sản nhà nước thông qua việc chuyển nhượng dự án, "phù phép" tăng vốn điều lệ...

Trung Hiếu (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiến hành khảo sát và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: M.P

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiên phong lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng

(GLO)- Sau khi khảo sát và làm việc với đơn vị chủ rừng, Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree (TP. Hồ Chí Minh) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đề nghị chủ trương thí điểm lập dự án trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh.

Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên đã áp dụng giải pháp kết nối tự động xuất HĐĐT theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng thuộc hệ thống. Ảnh: S.C

Cục Thuế tỉnh Gia Lai hỗ trợ doanh nghiệp kết nối tự động phát hành hóa đơn bán lẻ xăng dầu

(GLO)- Để hoàn thành mục tiêu 100% cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu áp dụng giải pháp kết nối tự động khi phát hành hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng, UBND tỉnh Gia Lai giao các sở, ban, ngành, địa phương phối hợp với Cục Thuế tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu.

Đón dòng đầu tư mới

Đón dòng đầu tư mới

Trong xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và diễn biến phức tạp về địa chính trị trên thế giới, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này