Vụ nữ nhân viên đầu bếp bỏ độc vào thức ăn của học sinh: Hé lộ động cơ đê hèn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Cơ quan chức năng đã ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp với nghi phạm bỏ độc vào thức ăn của hàng trăm học sinh ở một trường THPT.

Ngày 28-9, theo thông tin từ Công an huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La cho biết đã ra lệnh bắt bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Hà Thị T., nữ nhân viên bếp ăn của Trường THPT Chu Văn Thịnh (huyện Mai Sơn), để điều tra về tội Gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

Trường THPT Chu Văn Thịnh nơi xảy ra sự việc. Ảnh: Facebook
Trường THPT Chu Văn Thịnh nơi xảy ra sự việc. Ảnh: Facebook

Theo cơ quan chức năng, bà Hà Thị T. là vợ của nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn Thịnh, nay đã chuyển sang làm Phó Hiệu trưởng của một trường khác trên địa bàn huyện Mai Sơn. Khi chồng bà T. còn làm hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn Thịnh, người phụ nữ này được giao phụ trách bếp ăn bán trú và lựa chọn đơn vị cung cấp thực phẩm.

Từ ngày Trường THPT Chu Văn Thịnh có hiệu trưởng mới, bà T. không được giao phụ trách bếp ăn của nhà trường và cũng không nhập thực phẩm từ đơn vị cũ. Do động cơ cá nhân, bà Hà Thị T. đã cho loại thuốc diệt côn trùng vào thức ăn của học sinh.

Trước đó, như Báo Người Lao Động đã đưa tin, ngày 22-9, trong lúc chuẩn bị phần ăn trưa cho các học sinh, nhà bếp phát hiện món su su luộc có mùi bất thường như mùi thuốc trừ sâu nên đã không chia phần ăn cho học sinh. Do sự việc được phát hiện kịp thời nên không xảy ra hậu quả. Cơ quan chức năng ngay sau đó đã trưng cầu giám định về việc có hay không độc tố trong thức ăn.

Được biết, Trường THPT Chu Văn Thịnh hiện có 1.245 học sinh, trong đó có hơn 400 học sinh ăn bán trú.

Hiện, vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ.

Có thể bạn quan tâm

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.

Sắp có khung năng lực số cho người học

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người học có được năng lực số phù hợp với từng cấp học bậc học.