Vụ lúa đông xuân lập kỳ tích giữa hạn mặn, nông dân lãi 30-40%

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong bối cảnh hạn hán, xâm nhập mặn thậm chí còn khốc liệt hơn năm 2015 - 2016, nhưng vụ đông xuân 2019 - 2020 vẫn đạt được nhiều kỷ lục: Năng suất, sản lượng tăng dù diện tích xuống giống giảm, lúa được giá, giúp nông dân có lợi nhuận 30 - 40%.

 

Được mùa, trúng giá

Theo ông Mai Anh Nhịn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, mặc dù xâm nhập mặn vô cùng khốc liệt nhưng nhờ triển khai tốt các giải pháp ứng phó, nông dân ở địa phương đã có một vụ đông xuân được mùa được giá.

“Để làm được điều đó, chúng tôi đã xây dựng 195 đập ngăn mặn để bảo vệ diện tích lúa đông xuân, thực hiện nghiêm túc lịch thời vụ của Cục Trồng trọt, không cho xuống giống ở những diện tích có nguy cơ cao. Nhờ đó, diện tích lúa bị thiệt hại bởi hạn mặn giảm đáng kể” - ông Nhịn nói.


 

Thu hoạch lúa đông xuân ở Bạc Liêu. Ảnh: Thanh Cường
Thu hoạch lúa đông xuân ở Bạc Liêu. Ảnh: Thanh Cường


"Nhận thức của người dân về vấn đề ứng phó với hạn mặn đã được nâng cao. Bà con nào ra đồng cũng có máy đo độ mặn, nếu độ mặn lớn dứt khoát không tưới cho cây trồng...”.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh

Thống kê cho thấy, diện tích lúa đông xuân của tỉnh Kiên Giang đạt 289.837ha, vượt 743ha so với kế hoạch đặt ra. Ông Nhịn cho biết, đến nay, tỉnh đã thu hoạch được 93% diện tích, năng suất bình quân 7,24 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 1,924 triệu tấn; tăng 0,3 tấn/ha về năng suất và 104.712 tấn về sản lượng so với vụ đông xuân 2018 - 2019.

“Trong cơ cấu giống lúa của tỉnh, các loại giống chất lượng cao chiếm 93,65%, diện tích sử dụng giống xác nhận các cấp tương đương khoảng 76,46%. Chúng tôi cũng đã liên kết xây dựng 34 cánh đồng lớn, có 19.000ha có sự tham gia của doanh nghiệp trong tiêu thụ lúa gạo” - ông Nhịn cho biết thêm.

Tương tự như vậy, ông Nguyễn Thanh Tuyền - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Long An cho biết, dù hạn mặn ảnh hưởng nghiêm trọng hơn vụ đông xuân 2015 - 2016 nhưng vụ đông xuân của tỉnh Long An vẫn đạt được nhiều thắng lợi, chỉ thiệt hại khoảng 4.800ha, trong đó có 890ha mất trắng, tỷ lệ thiệt hại khoảng 2,1% diện tích.

Năng suất lúa khá cao, 60,4 tạ/ha, tăng 1,2 tạ/ha so với vụ đông xuân 2018 - 2019, chính vì vậy, vụ đông xuân 2019 - 2020 dù diện tích giảm hơn 4.000ha nhưng sản lượng chung chỉ giảm 10.000 tấn. “Đặc biệt, giá lúa ổn định, giúp nông dân có lãi trên 30%” - ông Tuyền nói.

Tại TP.Cần Thơ, hiện vụ đông xuân 2019 - 2020 đã thu hoạch gần xong, so với vụ đông xuân 2018 - 2019, năng suất tăng 0,2 tấn/ha, sản lượng ước đạt 1,3 triệu tấn. Với giá lúa như hiện nay, nông dân lãi trên 40%.

“Việc xây dựng các kịch bản cụ thể, chi tiết, phù hợp thực tiễn cho từng địa bàn sản xuất; tăng giảm diện tích linh hoạt theo dự báo nguồn nước; chuyển đổi cây trồng phù hợp; xuống giống sớm hơn 20-30 ngày; sử dụng giống lúa ngắn ngày và chịu hạn, mặn; phát huy hiệu quả các công trình và hệ thống thủy lợi; thực hiện tốt công tác dự tính, dự báo… là những giải pháp cơ bản làm nên một vụ đông xuân thắng lợi” - ông Cường nói.

Lo vụ hè thu, thu đông

Theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế, việc chuẩn bị tốt cho sản xuất lúa hè thu, thu đông là vô cùng quan trọng. Theo đó, vụ hè thu 2020, toàn vùng Nam Bộ gieo sạ 1,627 triệu ha, năng suất ước đạt 56,41 tạ/ha, sản lượng 9,181 triệu tấn.

Trong đó, vùng ĐBSCL gieo sạ 1,539 triệu ha. Vụ thu đông 2020 vùng ĐBSCL gieo sạ 750.000 – 800.000ha; năng suất ước đạt 55,35 tạ/ha; sản lượng 4,1 triệu tấn.

Thứ trưởng Doanh yêu cầu, để đạt được mục tiêu 43,5 triệu tấn thóc cho cả năm 2020, các địa phương, ngành nông nghiệp cần tập trung chỉ đạo bố trí thời vụ sản xuất và thời gian xuống giống của vụ hè thu, có sự tính toán đến sản xuất vụ thu đông và mùa thật hợp lý, căn cứ tình hình cung cấp nước cho sản xuất. Cần xây dựng kế hoạch thời vụ chặt chẽ đối với từng tiểu vùng sinh thái.

Thời vụ xuống giống lúa hè thu được khuyến cáo như sau: Xuống giống trong tháng 3, 4 tập trung vùng phù sa ngọt sông Tiền, sông Hậu (Bắc Quốc lộ I Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Tiền Giang) và vùng Đồng Tháp Mười (Long An, Đồng Tháp, An Giang), một phần Tứ giác Long Xuyên (Kiên Giang và An Giang), Cần Thơ, Hậu Giang…

Xuống giống trong tháng 5 tại các vùng sản xuất lúa ở phía Nam Quốc lộ I cách biển 70km thuộc các tỉnh Vĩnh Long (Măng Thít, Vũng Liêm, Long Hồ, Trà Ôn), Tiền Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh (Cầu Kè, Càng Long).

Xuống giống khoảng nửa đầu tháng 6 khi có mưa, tại các vùng chịu ảnh hưởng nước trời ở khu vực ven biển đến 50km thuộc các tỉnh Long An (phía Nam), Tiền Giang (phía Đông), Bến Tre (các huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú), Trà Vinh (các huyện Cầu Kè, Tiểu Cần, Cầu Ngang, Châu Thành, Trà Cú) , Sóc Trăng (Long Phú, Trần Đề, Thạnh Trị, Ngã Năm), Bạc Liêu (Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Phước Long, Hồng Dân và Giá Rai), Kiên Giang (Vĩnh Thuận, An Minh, An Biên và U Minh Thượng) và Cà Mau.

Thời vụ thu đông thì phân theo vùng ngập sâu, ngập nông và vùng ven biển. Vùng ngập sâu (Đồng Tháp Mười và một phần Tứ giác Long Xuyên xuống giống vào cuối tháng 6 nửa đầu tháng 7 kết thúc xuống giống vào 20 tháng 8.

Vùng ngập nông (vùng phù sa ngọt sông Tiền, sông Hậu gồm: Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Tiền Giang) thời vụ xuống giống vụ thu đông vào đầu tháng 7 kết thúc xuống giống 10/8.

Vùng ven biển Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu xuống giống vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 kết thúc xuống giống vào 30/8.

http://danviet.vn/tin-nong-nghiep/vu-lua-dong-xuan-lap-ky-tich-giua-han-man-nong-dan-lai-30-40-1072948.html

Theo Khánh Nguyên (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.