Vụ kiện Triều Tiên mang tính biểu tượng của Hàn Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-Hàn Quốc vừa đệ đơn kiện Triều Tiên đòi bồi thường thiệt hại 44.7 tỷ won (35 triệu USD) vì đã cho nổ tung văn phòng liên lạc chung của hai nước vào năm 2020, theo hãng tin AP. Sự việc xảy ra sau khi các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên không đạt kết quả mong muốn.
Cảnh tượng văn phòng liên lạc chung thời điểm bị phá hủy. Ảnh: KCNA/Reuters

Cảnh tượng văn phòng liên lạc chung thời điểm bị phá hủy. Ảnh: KCNA/Reuters

Vụ kiện mang tính biểu tượng được đệ trình lên Tòa án quận Trung tâm Seoul (tức Tòa án Tối cao Hàn Quốc) trong bối cảnh ngoại giao liên Triều bị đóng băng kéo dài và những lo ngại ngày càng tăng về các chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Việc phá hủy tòa nhà được coi là một sự thể hiện sự tức giận có tính toán nhằm gây áp lực lên Seoul về các cuộc đàm phán hạt nhân đang bế tắc với Washington. Vụ việc đã gây ra một trở ngại nghiêm trọng đối với những nỗ lực của Tổng thống Hàn Quốc khi đó là Moon Jae-in, một người theo đường lối ôn hòa trong quan hệ với Triều Tiên.

Tuy nhiên, vụ kiện trên chỉ mang tính biểu tưởng bởi không có cách nào rõ ràng để Hàn Quốc buộc Triều Tiên trả tiền nếu nước này phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Ông Koo Byoungsam cho biết, đây là vụ kiện đầu tiên do chính phủ Hàn Quốc đệ trình chống lại chính phủ Triều Tiên, nhằm bảo vệ quyền hợp pháp của Hàn Quốc được bồi thường.

Căng thẳng đã gia tăng hơn trong những tháng qua khi Triều Tiên tăng cường các cuộc thử nghiệm vũ khí, bao gồm cả việc bắn khoảng 100 tên lửa tính từ đầu năm 2022. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng đưa ra một học thuyết hạt nhân mới cho phép tấn công phủ đầu vào các đối thủ trong một loạt các kịch bản khi Triều Tiên có thể nhận thấy chế độ của họ đang bị đe dọa.

Tổng thống bảo thủ hiện tại của Hàn Quốc Yoon Suk-yeol được cho là đã từ bỏ các chính sách ôn hòa của ông Moon Jae-in và có lập trường cứng rắn hơn đối với Triều Tiên, khi chủ trương tìm kiếm sự đảm bảo mạnh mẽ hơn từ chính quyền Tổng thống Biden trong trường hợp Triều Tiên tấn công hạt nhân.

Trong khi đó, Bình Nhưỡng chỉ trích mạnh mẽ các cuộc tập trận quân sự chung giữa Mỹ và Hàn Quốc, đồng thời đẩy mạnh hoạt động quân sự trong những tháng gần đây, như công bố thiết kế đầu đạn hạt nhân mới, phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng tấn công tới đại lục Mỹ và thử nghiệm máy bay không người lái tấn công dưới nước có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Có thể bạn quan tâm

Khoảng 16 tỷ USD cho cuộc bầu cử tổng thống, dân Mỹ tin kết quả sớm được công bố

Khoảng 16 tỷ USD cho cuộc bầu cử tổng thống, dân Mỹ tin kết quả sớm được công bố

(GLO)- Cùng với sư cạnh tranh quyết liệt giữa đại diện 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa, giới thạo tin cũng vừa cho biết Mỹ đã chi gần 16 tỷ USD cho cuộc bầu cử năm 2024. Phần thắng thuộc về bà Harris hay ông Trump phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả công bố sớm hay muộn sau ngày bầu cử.

Một người đàn ông đính kèm thông báo tạm dừng chương trình tham quan khu phi quân sự (DMZ) ngăn cách 2 miền Triều Tiên tại Paju, Hàn Quốc vào ngày 15-10. Ảnh: Yonhap

Triều Tiên công bố sách trắng cáo buộc Tổng thống Hàn Quốc làm tăng nguy cơ chiến tranh hạt nhân

(GLO)- Ngày 3-11, Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) công bố sách trắng do Viện Nghiên cứu quốc gia thù địch của Triều Tiên biên soạn, trong đó cáo buộc Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã thực hiện các chính sách khiến đất nước này bên bờ vực chiến tranh hạt nhân.

Bà Harris chuẩn bị phản ứng 'nhanh như chớp' nếu ông Trump tuyên bố chiến thắng sớm

Bà Harris chuẩn bị phản ứng 'nhanh như chớp' nếu ông Trump tuyên bố chiến thắng sớm

Đảng Dân chủ đang chuẩn bị cho phản ứng “nhanh như chớp” để làm tràn ngập mạng xã hội và sóng phát thanh bằng lời kêu gọi dư luận bình tĩnh và kiên nhẫn chờ kết quả kiểm phiếu cuối cùng, phòng trường hợp đối thủ Donald Trump tuyên bố chiến thắng sớm, như ông đã làm năm 2020.