Vụ chuyến bay giải cứu: Hơn 250 lần nhận hối lộ của cựu thư kí Thứ trưởng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Phạm Trung Kiên trong vụ chuyến bay giải cứu bị cáo buộc là người nhận số tiền nhiều nhất, trong đó có những lần nhận trực tiếp, và có khi chuyển vào tài khoản của mẹ vợ.
Trong vụ chuyến bay giải cứu, ông Kiên bị cáo buộc nhận tiền và số lần nhận nhiều nhất. Ảnh: Bộ Công an

Trong vụ chuyến bay giải cứu, ông Kiên bị cáo buộc nhận tiền và số lần nhận nhiều nhất. Ảnh: Bộ Công an

Trong số 54 người vụ chuyến bay giải cứu bị đề nghị truy tố, ông Phạm Trung Kiên - cựu thư kí Thứ trưởng Bộ Y tế bị cáo buộc "Nhận hối lộ".

Theo kết luận của cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, với vai trò, nhiệm vụ là Thư kí ông Đỗ Xuân Tuyên - Thứ trưởng Bộ Y tế, Kiên có nhiệm vụ tiếp nhận, trình lãnh đạo duyệt, kí văn bản trả lời liên quan đến việc cho ý kiến xét duyệt các chuyến bay theo đề nghị Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ, Kiên đã tiếp xúc, yêu cầu và thỏa thuận với các đại diện doanh nghiệp tham gia chuyến bay và các cá nhân có liên quan với chi phí từ 50-200 triệu đồng/chuyến bay;

Hoặc phải chi phí 500.000 - 2 triệu đồng/khách đối với chuyến bay "combo" và từ 7-15 triệu đồng/khách lẻ, tùy từng thời điểm, để được Bộ Y tế chấp thuận chuyến bay hoặc chấp thuận cho khách lẻ được về nước.

Ngoài ra, Kiên còn cùng bị can Vũ Anh Tuấn - cựu Phó trưởng Phòng Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Bộ Công an, yêu cầu, gợi ý chỉ dẫn doanh nghiệp liên hệ, chi tiền để được Bộ Y tế chấp thuận chuyến bay, trả lời kịp thời văn bản và ngược lại.

Tháng 7.2021, bị can Nguyễn Thị Thanh Hằng trong quá trình nộp hồ sơ thủ tục xin cấp phép các chuyến bay cho nhóm Công ty Bluesky, Kiên yêu cầu phải chi phí 150 triệu đồng/chuyến.

Từ tháng 7-11.2021, Kiên đã nhận hối lộ của Lê Hồng Sơn và Nguyễn Thị Thanh Hằng - Tổng Giám đốc và Phó tổng Giám đốc Công ty Bluesky tổng 6 tỉ đồng.

Trong 7 lần nhận từ 300 triệu - 1,2 tỉ đồng, để chấp thuận cho 40 chuyến bay "combo" của Công ty Bluesky thực hiện, một lần Hằng chuyển vào tài khoản của bà Nguyễn Bích Ngọc - mẹ vợ của Kiên. Những lần còn lại được Hằng, Sơn đưa cho Kiên ở trụ sở Bộ Y tế.

Sau khi Cơ quan điều tra khởi tố vụ án, Kiên chuyển trả lại 1,2 tỉ đồng vào tài khoản của bị can Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Từ tháng 9.2020, bị can Vũ Hồng Quang - cán bộ Cục Hàng không Việt Nam đã liên hệ, tiếp xúc nhờ Kiên giúp để Bộ Y tế chấp thuận cho các khách lẻ được về nước. Kiên đồng ý và yêu cầu phải chi phí tiền từ 7-15 triệu đồng/khách.

Từ tháng 9.2020 - 5.2021, Kiên đã nhận hối lộ của bị can Vũ Hồng Quang 114 lần, tổng cộng gần 7,5 tỉ đồng.

Tháng 6.2021, khi Trần Thị Mai Xa liên hệ để tạo điều kiện cho Công ty Masterlife và một số công ty khác do cô này mượn pháp nhân, được giải quyết sớm thủ tục cấp phép chuyến bay "combo", Kiên đã đồng ý.

Sau lần đó đến tháng 12.2021, Kiên đã 5 lần nhận hối lộ từ Mai Xa, tổng số tiền là hơn 1,5 tỉ đồng, để chấp thuận cho 18 chuyến bay. Ngoài một lần nhận tiền tại trụ sở Bộ Y tế, những lần khác, tiền được Mai Xa chuyển vào tài khoản mẹ vợ của Kiên.

Sau khi Cơ quan điều tra khởi tố vụ án, Kiên đã chuyển khoản trả lại 1,4 tỉ đồng cho Mai Xa.

Tháng 6.2021, bị can Hoàng Diệu Mơ liên hệ với Kiên nhờ giúp đỡ giải quyết chấp thuận cấp phép chuyến bay "combo" cho Công ty An Bình.

Qua đó, từ tháng 9-12.2021, Kiên đã nhận hối lộ 5 lần tổng cộng 5,1 tỉ đồng của Diệu Mơ để chấp thuận cho 34 chuyến bay "combo".

Kiên đã 3 lần nhận trực tiếp tại trụ sở Bộ Y tế, hai lần còn lại tiền được chuyển vào tài khoản mẹ vợ của Kiên.

Ngoài ra, từ tháng 2-11.2021, bị can Phạm Trung Kiên đã nhận 62 lần tổng cộng gần 7,4 tỉ đồng để giúp cho các khách lẻ về nước.

Cơ quan điều tra sẽ tiếp tục xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ về hành vi đưa tiền cho Kiên để xử lí giai đoạn sau của vụ án.

Theo kết luận, Kiên đã nhận hối lộ hơn 42,6 tỉ đồng, với hơn 250 lần nhận tiền hoặc trực tiếp, hoặc qua tài khoản của mẹ vợ mình.

Bị can Kiên là người nhận hối lộ cả về tiền và số lần nhận đều nhiều nhất từ các doanh nghiệp thực hiện chuyến bay giải cứu giai đoạn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Có thể bạn quan tâm

Công an công bố 21 trang web, 7 tài khoản ngân hàng trong đường dây lừa đảo Phó Đức Nam - Mr Pips

Công an công bố 21 trang web, 7 tài khoản ngân hàng trong đường dây lừa đảo Phó Đức Nam - Mr Pips

Công an TP Hà Nội thông tin về 21 trang web, 7 số tài khoản ngân hàng mà các đối tượng trong đường dây lừa đảo do Phó Đức Nam - Mr Pips cầm đầu sử dụng. Cơ quan điều tra đề nghị những người bị dụ dỗ đầu tư vào các tài khoản và trang web này liên hệ để phối hợp giải quyết.

Chi tiết vụ án liên quan Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị

Chi tiết vụ án liên quan Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị

Liên quan đến vụ Tổng biên tập Tạp chí môi trường và Đô thị Việt Nam cùng đồng phạm bị bắt, ngày 18/12, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình cho biết, từ năm 2018 đến 2024, Tạp chí này đã ký kết gần 3.200 hợp đồng tài trợ và quảng cáo với các tổ chức, doanh nghiệp, tổng giá trị hơn 80 tỷ đồng.

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian qua, tội phạm lừa đảo trên không gian mạng ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn mới. Trong đó, có việc các đối tượng giả mạo chương trình của đài truyền hình lớn để lừa đảo tặng quà nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.

Hiện trường vụ khai thác đá trái phép tại làng Tơ Dră, xã Bar Măih. Ảnh: L.N

Chư Sê gặp khó trong quản lý khoáng sản

(GLO)- Huyện Chư Sê có trữ lượng khoáng sản lớn, chủ yếu là than bùn và khoáng sản thông thường làm vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, những khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và một phần nằm trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân khiến công tác quản lý gặp không ít khó khăn.