Vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng đột biến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn nhất trong các quốc gia và vùng lãnh thổ rót vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam 4 tháng đầu năm.
Theo Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 4 tháng đầu năm đạt 7,45 tỉ USD, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong 4 tháng còn có 2.416 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 7,14 tỉ USD, gấp 3,2 lần so với cùng kỳ. Tổng cộng, vốn đăng ký của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt khoảng 14,6 tỉ USD, mức kỷ lục từ trước đến nay.
Đáng lưu ý, trong tổng số 51 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam 4 tháng đầu năm, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất, tiếp đến là Singapore, Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nhật Bản…
Cụ thể, Trung Quốc có 187 dự án đầu tư trong đó tổng vốn đăng ký cấp mới là 1,31 tỉ USD và vốn đăng ký điều chỉnh thêm 116 triệu USD; Hồng Kông có 97 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 693 triệu USD và vốn đăng ký tăng thêm 47,7 triệu USD.
 
Các ngành sản xuất nông sản xuất khẩu nhiều lợi thế thu hút đầu tư từ doanh nghiệp Trung Quốc. Ảnh: NLĐ
Trong báo cáo kinh tế vĩ mô 4 tháng đầu năm, Viện Đào tạo nghiên cứu Ngân hàng BIDV cũng cho thấy vốn FDI tăng mạnh trong đó phần lớn từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần và đầu tư từ Trung Quốc. Nếu tính cả hoạt động góp vốn mua cổ phần, các nhà đầu tư Trung Quốc (gồm cả Hồng Kông) đã đổ hơn 6,4 tỉ USD vào Việt Nam.
Trong danh sách các dự án FDI lớn đăng ký đầu tư ở Việt Nam từ đầu năm đến nay, có tới 4 dự án của các nhà đầu tư Trung Quốc. Chẳng hạn, dự án góp vốn, mua cổ phần của Beerco Limited (Hồng Kông) vào Công ty TNHH Vietnam Beverage, giá trị vốn góp là 3,85 tỉ USD với mục tiêu chính là sản xuất bia và mạch nha ủ men bia tại Hà Nội.
Dự án chế tạo lốp xe Radian toàn thép ACTR, tổng vốn đầu tư đăng ký 280 triệu USD cũng của nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư tại Tây Ninh với mục tiêu sản xuất lốp xe toàn thép TBR.
Dự án Nhà máy chế tạo thiết bị điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện, tổng vốn đầu tư đăng ký 260 triệu USD do Goertek (Hồng Kông) co., Limited đầu tư tại Bắc Ninh.
Một dự án khác của Công ty TNHH lốp Advance Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký 214,4 triệu USD do Guizhou Advance Type Investment co.,ltd (Trung Quốc) đầu tư với mục tiêu sản xuất, tiêu thụ lốp, cao su và các sản phẩm liên quan tại Tiền Giang…
Theo Viện Đào tạo nghiên cứu BIDV, luồng vốn đăng ký chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo chiếm 72% tổng vốn đăng ký tiếp tục phản ánh xu hướng gia tăng hoạt động sản xuất, chế tạo của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
Thái Phương (NLĐ)

Có thể bạn quan tâm

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

(GLO)- Đến thời điểm này, huyện Chư Pưh đã thu được gần 29 tỷ đồng nộp ngân sách, đạt khoảng 120% dự toán tỉnh và HĐND huyện giao (trừ tiền sử dụng đất). Từ nay đến hết năm 2024, ngành Thuế huyện tiếp tục triển khai các giải pháp để quản lý thuế, chống thất thu cũng như khai thác tốt các nguồn thu.

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT tới 1.7.2025

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT tới 1.7.2025

Quốc hội đồng ý tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong nửa đầu năm 2025; đồng thời yêu cầu chấm dứt việc miễn thuế với hàng giá trị dưới 1 triệu nhập khẩu qua các sàn thương mại điện tử như Shopee, Temu.

Tập huấn kiểm kê tài sản công

Tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công

(GLO)- Ngày 28 và 29-11, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai phối hợp với Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính) tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Gia Lai.