Võ sư 'độc cô cầu bại' 12 đời vợ: Từ chối 'lời mời' phụ nữ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhờ luyện tập võ thuật thường xuyên, dù đã 74 tuổi nhưng võ sư Phi Long vẫn giữ được vóc dáng như thanh niên, dáng đi thẳng đứng, nhanh nhẹn. Trải qua biết bao thăng trầm với 12 đời vợ, nhiều phụ nữ muốn ông đến sống cùng họ nhưng vị võ sư này từ chối và chọn ở ẩn một mình.

Võ sư huyền thoại

 

Võ sư Phi Long ở ẩn trên đèo, ngày đêm chuyên tâm luyện võ.
Võ sư Phi Long ở ẩn trên đèo, ngày đêm chuyên tâm luyện võ.

Năm 1966, Tổng cuộc quyền thuật Việt Nam (miền Nam Việt Nam) tổ chức giải vô địch quốc gia. Sau khi hạ nhiều võ sĩ ở các vòng loại, trong 3 đêm cuối cùng, võ sư Phi Long hạ liên tiếp 3 võ sĩ rất nổi tiếng thời đó để đoạt chức vô địch. Từ đó, tên tuổi của ông ngày càng được nhiều người biết đến.

Năm 1968, ông Long tiếp tục giành được chức vô địch tại giải võ thuật toàn Đông Dương mở rộng, có sự tham gia của các võ sĩ đến từ Thái Lan, Trung Quốc. Sau trận chung kết, một số võ sư Thái Lan cho rằng Võ cổ truyền Việt Nam ăn cắp các đòn, thế của họ khiến nhiều võ sư Việt Nam rất tức giận.

Thậm chí, có một võ sĩ Thái Lan còn muốn thách đấu và khẳng định sẽ hạ ngay võ sư Phi Long trên sàn. Bình tĩnh, ông Long giải thích cặn kẽ và khẳng định không có chuyện ăn cắp, thế nhưng các võ sĩ Thái Lan không tin. Vì vậy, ông Long quyết định: “Nếu không tin thì lên đài giao đấu nhưng tôi báo trước sẽ không nương tay đâu”.

Trận đài quy định có 3 hiệp đấu nhưng khi hiệp đấu thứ 2 diễn ra khoảng hơn 1 phút thì võ sĩ Muay Thái đã bị võ sư Phi Long hạ knock- out. Sau trận ấy, ai cũng trầm trồ, thán phục, không một võ sư, võ sĩ… nào còn thắc mắc hay dám lên đài thách đấu với ông Long nữa.

Tại nhà hát Hoa Mộc Lan (Kon Tum), võ sư Phi Long thách đấu với võ sĩ gốc Campuchia rất nổi tiếng đương thời là Lam Chinh. Nhiều võ sư ở Tây Nguyên khuyên ông Long không nên đấu vì Lam Chinh không chỉ mạnh, giỏi võ mà còn có “bùa chú”.

Tuy nhiên, ông Long vẫn một mực quyết chiến. Ông di chuyển linh hoạt, liên tục tấn công vào các điểm yếu của Lam Chinh như mắt, tai... khiến đối thủ ngã gục ngay trong hiệp 1.

Trong cuộc đời võ thuật, võ sư Phi Long thượng đài tổng cộng 87 trận (trong đó: 68 trận thắng nốc ao, còn lại 19 trận thắng điểm hoặc huề). Sau nhiều năm công tác trong ngành thể thao, năm 1999, ông Long dựng nhà ở đèo An Khê bên Quôc lộ 19, điểm nằm giữa 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai để quy ẩn, chăm sóc cây cảnh, nghiên cứu võ thuật...

“Nguyên tắc dạy võ của tôi là các học trò phải được trang bị thật vững cái gốc của võ cổ truyền, tránh tình trạng tam sao thất bản. Tôi dạy rất khó, học trò nào bướng thì bị trị ngay nhưng dần dần rồi họ sẽ hiểu và biết ơn tôi. Tôi không giàu, nhưng bây giờ muốn đi ra bắc hay vào nam đều dễ, chỉ cần điện báo cho học trò của tôi biết để lo liệu là xong”, võ sư Phi Long nói.

12 đời vợ, cuối đời chọn cô đơn

 

Võ sư Phi Long sau nhiều năm quy ẩn.
Võ sư Phi Long sau nhiều năm quy ẩn.

Võ sư Phi Long cho biết, mình đã có 12 đời vợ và 6 người con (3 trai và 3 gái). Ngoài ra, ông còn có nhiều người tình khác. Rất nhiều người trong số này được xem là “sắc nước hương trời”. Người vợ cuối cùng của võ sư Phi Long là bà Trần Thị Cần cũng rời đất Đồng Phó lên đèo An Khê ở với ông. Năm 2009, bà Cần cũng trở về Đồng Phó sinh sống, ông Long lại trở thành người cô đơn.

“Người ta nói trai ham sắc, gái ham tài mà. Tôi nổi danh trên sàn đấu, cao lớn nhưng lại trắng trẻo như thư sinh nên nhiều người phụ nữ mê. Người đàn ông nào thấy gái đẹp không mê, tôi cũng muốn xây dựng một gia đình yên ấm, hạnh phúc với cô gái xinh đẹp như mọi người. Nhưng vì tôi quá đam mê võ thuật, lơ là chuyện vợ con nên họ dần xa tôi”, võ sư Phi Long nói.

Sống một mình giữa núi rừng, ngoài thời gian chăm sóc cây cảnh, võ sư Phi Long chuyên tâm vào nghiên cứu võ thuật và các bài thuốc võ.

Theo ông Long, võ thuật phải dùng nhu thắng cương mới “đáng nể”, chứ dùng mạnh thắng yếu chỉ là chuyện đương nhiên, bình thường. Nhờ luyện tập võ thuật thường xuyên, dù tuổi cao nhưng ông vẫn giữ được vóc dáng như thanh niên, dáng đi thẳng đứng, nhanh nhẹn. Ông vẫn muốn có một người phụ nữ bầu bạn với mình sớm khuya.

“Sống một mình ở thời điểm cuối đời, tôi thấy cô đơn và tiếc nuối ký ức đã qua. Những lúc trái gió trở trời, nằm một mình trên đèo rất tủi thân. Tôi đâu có nấu ăn, toàn ăn quán suốt mấy năm nay. Có một số phụ nữ thích tôi rồi muốn tôi đến sống với họ nhưng tôi từ chối. Tôi muốn sống ở đây, vì còn phải thực hiện nhiều ý định về võ thuật đang còn dang dở”- ông Phi Long tâm sự.

Dũ Tuấn/danviet

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.