Mùa vải chín

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vào một ngày đầu hạ, khi trời còn vương chút mát lành của những cơn mưa đêm, anh bất chợt thấy trên con phố Giải Phóng xuất hiện những chiếc xe ô tô con nhỏ, chở đầy vải từ quê lên.

Bạn trẻ lựa mua vải đầu mùa.
Bạn trẻ lựa mua vải đầu mùa.

Mùa vải đã về tự bao giờ. Những chùm vải đỏ lắc lỉu quả, óng lên trong nắng sớm như từng giọt nắng quê vừa kịp chín.

Vải quê lên phố

Điều khiến anh ngạc nhiên là vải đầu mùa mà giá lại rẻ đến vậy - chỉ 20.000 đồng một ký. Người bán là một chị gái quê, dáng nhanh nhẹn, nụ cười chất phác. Chị tươi cười mời khách: “Vải ngon lắm, các bác ơi - mời các bác mua vải đầu mùa quê em!”. Có lẽ vì được mùa nên chị cân tươi, không thêm cành thêm lá - một cách thường thấy để tăng trọng lượng. Chùm vải mộc mạc, chân thật như chính tấm lòng người trồng.

Giờ tan tầm, vỉa hè đường Giải Phóng đông dần lên. Người người ghé lại, mua vài chùm vải mang về. Mấy chục nghìn mà mang theo được cả hương đồng gió nội, cả vị ngọt của một mùa hè. Anh cũng dừng lại, chọn lấy một chùm thật tươi, như một lời tri ân mùa mới.

Những hôm sau, vẫn con đường ấy, vẫn những chiếc xe chở vải, nhưng nhiều hơn - trải đều suốt dọc phố. Vải vào vụ, ngon ngọt và đều quả hơn đầu mùa. Mà giá lại còn rẻ hơn nữa - chỉ có 15.000 đồng, rồi xuống 10.000 đồng một ký. Loáng cái, những xe đầy vải đã trống không. Hết xe này lại có xe khác. Thủ đô như đang sống giữa một mùa vải rộn ràng, ngọt ngào và… rẻ hơn cả rau.

Anh vừa ăn quả vải, vừa thấy lòng nhoi nhói. Người nông dân quê một nắng hai sương vất vả, mong mỏi từng mùa quả chín - vậy mà được mùa thì mất giá, mất mùa thì trắng tay. Cái vòng luẩn quẩn ấy cứ lặp lại, như số phận bao kiếp người lặng lẽ nơi đồng đất quê hương.

Rồi sẽ đến một ngày - quả vải Việt Nam đi xa, đi rộng, đi nhiều hơn nữa: đến với thị trường Nhật, Mỹ, châu Âu… trở thành đặc sản triệu đô quý giá, niềm tự hào của nông nghiệp Việt.

Trong vị ngọt êm đềm của từng chùm vải chín hôm nay, lòng anh bỗng chùng lại, thả trôi về những mùa hè xưa cũ, khi còn là đứa trẻ rong chơi trên mảnh đất quê nhà. Những trưa hè nắng cháy rát, sau bữa cơm vội vàng dưới mái hiên, có một cậu bé nhẹ nhàng trèo lên gốc vải già bên bờ ao nhà bà ngoại - nơi ấy, từng quả vải đỏ rực như những viên ngọc trời vừa rơi xuống, mọng nước, ngọt lịm, chạm nhẹ vào môi như một bản tình ca của đất trời. Vải thiều thuần chủng, hạt nhỏ li ti, cùi dày, vỏ mỏng thoảng như lớp giấy lụa, chứa đầy hơi ấm nắng sớm và sương mai long lanh.

Tiếng chim râm ran giữa tán lá, tiếng ve rền rĩ như dệt khúc ru trưa hè, như tiếng mẹ gọi về trong bữa cơm chiều nghi ngút khói, tiếng cười giòn tan của lũ trẻ lẫn trong gió, tất cả như đan quyện vào nhau thành một tấm thảm ký ức màu nắng, mềm mại và đượm vị thương yêu.

Mùa hè năm ấy, đứa anh họ háo hức ăn quá nhiều vải, phát rôm đỏ ửng cả mảng lưng - như dấu ấn ngọt ngào của tuổi thơ vương trên da thịt, khắc sâu trong mùa hè của những điều giản dị và trọn vẹn.

"Chợ" vải trên phố Giải Phóng - Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Tuấn
"Chợ" vải trên phố Giải Phóng - Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Tuấn

Mỗi chùm vải - một thương hiệu

Vài hôm trước, phòng anh nhận được một tấm thiệp hồng mời cưới từ cậu em trong cơ quan. Ai cũng bất ngờ. Cậu ấy đã gần 40 mùa vải rồi - vậy mà giờ mới “lấy vợ”. Mọi người vừa chúc mừng vừa trêu đùa, người thì hỏi thăm, người thì gật gù: “Cưới muộn nhưng được vợ quê - thế là chắc ăn rồi!”

À thì ra quê cậu ấy ở Hải Dương, cũng là quê ngoại của anh, giờ đã sáp nhập về phía Hải Phòng. Một vùng đất mát lành, trù phú, chỉ cách vài cánh đồng là tới đất vải Thanh Hà - nơi được ví là “thủ phủ vải thiều miền Bắc”. Cậu ấy kể về quê bằng giọng đầy tự hào: đất quê em trồng vải lâu rồi, nhà em cũng có mấy cây vải cổ, năm nào cũng sai quả. Rồi cười xởi lởi:“Mời các anh về quê em ăn cưới, rồi ra vườn em chơi - có vải đang chín đỏ, ngọt lắm! Không chỉ ăn cưới, mà còn là trải nghiệm mùa vải quê em đấy!”.

Lời mời ấy - tưởng như đùa - mà lại đáng yêu và chân tình đến lạ. Một cách “tiếp thị mềm” cho quê hương, bằng chính sự mộc mạc, chân thành của người miền đồng bằng Bắc bộ.

Trong khoảnh khắc ấy, anh bỗng nghĩ: nếu ai cũng có thể kể về quê mình bằng sự tự hào nhẹ nhàng như thế, nếu mỗi mùa quả chín đều là một mùa đón khách - thì làm nông cũng có thể là làm du lịch, làm thương hiệu. Không cần chiến dịch rầm rộ, không cần sân khấu lớn - chỉ cần lòng yêu quê và vài lời thật lòng, người ta đã muốn về thăm một vùng quê.

Ăn quả vải, lại nhớ đến anh Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên. Năm nào đến mùa vải, dù bận trăm công nghìn việc, anh vẫn dành thời gian lựa những chùm vải đẹp nhất - giống vải trứng hồng Phù Cừ, quả to như trứng gà, cùi dày ngọt sắc - để gửi tặng anh em báo chí, tặng bạn bè thân thiết Thủ đô.

Là người viết báo, bao năm anh đi - ghi chép những mùa quả ngọt, những phiên chợ, những dòng người hối hả… Có lần đứng giữa chợ vải Thanh Hà, Lục Ngạn hay bến đò quê Hưng Yên, thấy những xe thồ vải nối nhau, thấy bàn tay lam lũ đẫm mồ hôi nâng niu từng chùm quả - anh biết, sau mỗi quả vải là một giọt nắng, một đời người.

Mùa vải năm nay lại chín khắp những vùng quê. Vẫn ngọt. Vẫn đỏ. Vẫn đầy những nụ cười rơi lẫn vào nỗi lo mưu sinh.

Ngành nông nghiệp đã có nhiều nỗ lực trong việc xúc tiến tiêu thụ, kết nối nông sản với hệ thống siêu thị, sàn thương mại điện tử, xuất khẩu sang Nhật, Mỹ, Trung Quốc… Nhưng ở nhiều góc phố như Giải Phóng, người nông dân vẫn phải tự mình đưa quả ngọt vào thành phố - lặng lẽ và chật vật để bán.

Câu chuyện “giải cứu nông sản” không còn mới, nhưng mỗi mùa quả chín lại khiến ta giật mình: làm sao để người nông dân thôi phải trông trời, trông giá; thôi phụ thuộc vào may rủi thị trường?

Và nếu không ai kể, không ai giữ lại, thì những mùa quả ấy - dù ngọt ngào, cũng sẽ trôi qua như chưa từng có…

Vải trứng Hưng Yên nổi tiếng thơm ngon.
Vải trứng Hưng Yên nổi tiếng thơm ngon.

Vải trứng Hưng Yên

Ăn quả vải, lại nhớ đến anh Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên - người giờ đây, sau sáp nhập, đã là Bí thư của một tỉnh mới mở ra tới tận bờ biển Thái Bình. Và người Thái Bình - từ nay - có thể sẽ tự hào gọi vải thiều, nhãn lồng Hưng Yên là đặc sản của quê hương mình cùng với bánh cáy và bãi biển Đồng Châu... Năm nào đến mùa vải, dù bận trăm công nghìn việc, anh Bí thư tỉnh vẫn dành thời gian lựa những chùm vải đẹp nhất - giống vải trứng hồng Phù Cừ, quả to như trứng gà, cùi dày ngọt sắc - gửi tặng cho anh em báo chí, bạn bè thân thiết Thủ đô.

Phải chăng, chùm vải ấy chính là một thứ tình thân! Là một “đặc sản” rất riêng của người đứng đầu một tỉnh - muốn giới thiệu đến người dân Thủ đô, bằng hương vị thật và sự tinh tế chân thành!

Rồi sẽ đến một ngày - quả vải Việt Nam không chỉ đỏ rực hè phố Hà Nội, không chỉ gợi thương bên mái hiên làng quê - mà đi xa, đi rộng, đi nhiều hơn nữa: đến với thị trường Nhật, Mỹ, châu Âu… trở thành đặc sản triệu đô quý giá, niềm tự hào của nông nghiệp Việt.

Để hương thơm cây vải - không chỉ ngọt mùa, mà còn ngát mãi khắp năm châu.

Theo Nguyễn Minh Tuấn (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null