Trả lại 'khoảng trời' cho trẻ thơ - Bài 2: Con công nhân lao động chơi ở đâu?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với không ít gia đình công nhân lao động ở những thủ phủ công nghiệp như TPHCM, Bình Dương, nghỉ hè là thời gian ám ảnh nhất. Bởi, con trẻ nghỉ hè nhưng phụ huynh vẫn đến nhà máy. Không ít phụ huynh buộc phải để con ở nhà một mình tại khu trọ, số khác đưa con cùng vào nhà máy hoặc gửi về quê.

Muôn kiểu gửi con

Những ngày đầu tháng 6, chúng tôi tìm đến những khu trọ có đông công nhân lao động ở Bình Dương. Tại một khu nhà trọ ở phường Hòa Lợi (TP Bến Cát), có rất nhiều trẻ nhỏ con công nhân tụ tập vui chơi. Bà Nguyễn Thị Lan (45 tuổi, quê Long An) ở trọ cùng con gái để trông coi cháu ngoại. “Ở đây có hơn 10 đứa trẻ đang nghỉ hè nên tự chơi trong khu nhà trọ để cha, mẹ đi làm. Công nhân đi làm, biết có tôi ở nhà nên họ nhờ coi trẻ giúp”- bà Lan nói.

Con em công nhân ở trọ tại Bình Dương. Ảnh: H.Chi
Con em công nhân ở trọ tại Bình Dương. Ảnh: H.Chi

Chị Bùi Thu Hiền (quê Nam Định, công nhân làm việc tại một công ty may mặc trên địa bàn TP Bến Cát) nói rằng, kể từ khi con nghỉ hè, chị đến nhà máy làm việc nhưng trong lòng luôn bất an, lo lắng con nhỏ một mình ở phòng trọ. “Mình tôi nuôi hai con nhỏ, lương chỉ tầm 10 triệu đồng/tháng nên không đủ khả năng gửi con. Mỗi ngày, tôi dậy sớm nấu sẵn đồ ăn cho các con rồi mới đi làm. Đứa lớn 10 tuổi và bé 7 tuổi tự chăm sóc nhau trong khu trọ”- nữ công nhân bộc bạch.

Khu vui chơi trẻ em trong khu nhà trọ Kim Hằng, quận 8. ảnh: U.P
Khu vui chơi trẻ em trong khu nhà trọ Kim Hằng, quận 8. ảnh: U.P

Khu cư xá Hưng Lợi 2 (phường Uyên Hưng, TP Tân Uyên, Bình Dương) có hơn 1.000 phòng trọ, người thuê hầu hết là công nhân lao động đến từ các tỉnh khác. Tại cư xá này, việc các con trẻ tụ tập chơi đùa trong hành lang đã trở nên quen thuộc nhiều năm qua mỗi khi hè đến. Cư xá rộng, cửa cổng chốt, đám trẻ ở đây thỏa sức chạy nhảy vui đùa.

“Sáng con ngủ dậy thì cha, mẹ đã đi làm. Con tự chế mì gói ăn sáng, đến trưa thì có cơm mẹ nấu sẵn. Mẹ nói, cuối tuần sẽ cho con về quê chơi với ông, bà nội”- bé Minh ở trọ tại phường Uyên Hưng (TP Tân Uyên), nói.

Hai năm nay, cứ hè đến là anh Hà Anh Dũng (phường Định Hòa, TP Thủ Dầu Một) lại gửi con cho giáo viên dạy lớp của bé trông coi cả ngày. Vợ chồng anh Dũng quê Nghệ An, vào Bình Dương làm ở công ty may mặc. Vợ chồng anh Dũng sống xa quê, không có người thân bên cạnh nên chỉ có cách gửi con cho giáo viên mới an tâm. Anh đem gửi 2 con nhỏ, cho đứa lớn nhất (8 tuổi) đến nhà máy với mình. “Ba đứa con mới nghỉ hè, vợ chồng thay nhau nghỉ để trông con. May nhờ có một giáo viên nhận giữ học sinh tại gia đình, tôi mới yên tâm làm việc”- anh Dũng nói.

TPHCM hiện có hàng trăm nghìn công nhân lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất... Sống trong các khu trọ chật hẹp, thu nhập hạn chế, nhiều gia đình không có điều kiện cho con tham gia trại hè, học kỹ năng hay đi chơi xa như nhiều gia đình khác.

Chị Nguyệt Hằng (công nhân khu chế xuất Linh Trung, TP Thủ Đức) nói: “Hai vợ chồng tôi làm theo ca, không có thời gian trông con. Mỗi dịp hè là phải gửi con về quê nhờ ông bà chăm giúp. Xa con mấy tháng trời, nhớ lắm mà không còn cách nào khác”.

Anh Nguyễn Văn Thanh (42 tuổi, ngụ quận Tân Phú) kể, lúc con chưa vào tiểu học, hè nào anh cũng gửi con về Hưng Yên nhờ ông bà ở quê trông hộ. Tuy nhiên, do con trẻ thiếu gắn bó với cha mẹ nên đã ảnh hưởng đến tâm lý, trong khi ông bà lớn tuổi khó đảm bảo chăm sóc tốt cho các cháu. Để các con ở lại thành phố cũng không yên tâm. Hai năm nay, cứ đến hè anh Thanh lại đưa bố mẹ vào TPHCM du lịch và... trông cháu hộ. “Cách này khá hiệu quả, ít nhất là với gia đình tôi” - anh Thanh nói.

Theo đại diện LĐLĐ TPHCM, thời gian tới, LĐLĐ và Thành Đoàn TPHCM sẽ tập trung cải tạo, đầu tư cơ sở vật chất để đáp ứng được một phần quan trọng nơi ăn nghỉ cho các em trong dịp hè. Đồng thời, TPHCM tiếp tục quan tâm đầu tư nội dung, hình thức tổ chức trại hè để các đơn vị tổ chức các hoạt động hè, trại hè cho thiếu nhi với nhiều hoạt động thiết thực hơn.

Cần mở rộng mô hình trại hè miễn phí

Một giáo viên tiểu học ở TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) cho biết, hè đến cô và một số đồng nghiệp muốn nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe nhưng do nhiều phụ huynh thấy nhà rộng rãi, tin tưởng nên muốn gửi con cả ngày. Cô nhận giữ các em, kết hợp cho học sinh ôn tập lại kiến thức cũ để phụ huynh yên tâm làm việc.

Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Dương cho biết, đã chỉ đạo các cấp Công đoàn quan tâm hỗ trợ con em công nhân lao động, nhất là những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức công đoàn vừa hỗ trợ vật chất, vừa tạo không gian vui chơi an toàn cho các em. Trung tâm Văn hóa lao động tỉnh khai thác tối đa không gian để làm nơi sinh hoạt hè cho con em công nhân lao động. Nơi đây còn có hồ bơi, nhà thi đấu đa năng, khu tập múa hát, sân tập võ... tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh, an toàn cho con em công nhân.

TPHCM triển khai một số chương trình trại hè đáng chú ý như Trại hè Thanh Đa do LĐLĐ TPHCM tổ chức. Trại hè Thanh Đa năm 2025 mang chủ đề “Tự hào là măng non TPHCM” dành cho con em đoàn viên công đoàn, người lao động đang công tác tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố, có độ tuổi từ 10 - 15. Trại hè diễn ra từ ngày 9/6 đến 3/7 gồm 7 đợt, mỗi đợt 5 ngày với 400- 500 em/đợt. Riêng các em thuộc diện khó khăn, các công đoàn cơ sở có thể đề xuất hỗ trợ 100% kinh phí tham gia trại hè. Không chỉ là sân chơi bổ ích, chương trình trại hè còn kết hợp nhiều hoạt động giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, tình yêu quê hương, lòng nhân ái và tinh thần tự lực.

Ông Lưu Kim Hồng, Chủ tịch Công đoàn Công ty Nidec Việt Nam (Khu Công nghệ cao, TPHCM) cho rằng, thiếu sân chơi cho con em công nhân lao động là chuyện quanh năm, không riêng mùa hè. Ông Hồng đề xuất tận dụng hệ thống nhà văn hóa công đoàn, nhà văn hóa quận huyện, kết nối với khu dân cư, khu trọ... để tổ chức sân chơi gần nơi ở; các hoạt động vừa học vừa chơi, kết hợp thể thao, văn nghệ, kỹ năng sống để thu hút con trẻ.

“Nếu tổ chức tại nơi ở, cha mẹ không phải đưa con đi xa. Các con được vui chơi an toàn. Các địa phương cần tổ chức thêm nhiều sân chơi giống như mô hình Trại hè Thanh Đa nhưng miễn hoặc giảm chi phí cho con công nhân lao động để các em có điều kiện được tham gia nhiều hoạt động vui chơi, giải trí hơn trong dịp hè” - ông Hồng đề xuất.

Theo Hương Chi - Uyên Phương (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tặng giấy khen cho các nhà báo, phóng viên hoàn thành chuyến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1. Ảnh: N.Q

Tác nghiệp trên Nhà giàn DK1

(GLO)- Vượt qua hàng trăm hải lý để đến với Nhà giàn DK1 là một trải nghiệm không thể nào quên đối với người làm báo. Càng đặc biệt hơn đối với tôi khi đây là lần đầu tiên được đặt chân lên Nhà giàn DK1 tác nghiệp, để thấm thía thế nào là gian khó, thế nào là tự hào.

null