Chìa khóa mở cửa Tây Nguyên và Nam Trung bộ: Khát vọng “mỏ vàng” còn ngủ yên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với lợi thế về vị trí địa lý, thiên nhiên kỳ vĩ và kho tàng văn hóa đa dạng, Tây Nguyên và Nam Trung bộ sở hữu sức hút độc đáo. Tuy nhiên, việc khai thác những lợi thế này để phát triển du lịch còn rất hạn chế. Làm thế nào để đánh thức “mỏ vàng” còn ngủ yên này, biến khát vọng thành hiện thực?

Phát triển hạ tầng giao thông - “cú hích” quan trọng

Một trong những rào cản lớn nhất khiến “mỏ vàng” du lịch chưa được khai thác hết tiềm năng là kết cấu hạ tầng giao thông kém phát triển và sự thiếu thuận tiện trong kết nối. Để du lịch trở thành “mỏ vàng”, cần có những đột phá về phát triển hạ tầng giao thông.

Các chuyên gia và lãnh đạo địa phương đều nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển mạnh mẽ hạ tầng giao thông đường bộ kết nối Tây Nguyên với các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ (Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận). Việc nâng cấp quốc lộ, mở rộng đường đèo, hoặc bổ sung các tuyến vận tải đường sắt, hàng không sẽ rút ngắn thời gian di chuyển, tạo điều kiện thuận lợi cho hình thành tua du lịch kết hợp.

Tuyến cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột dự kiến hoàn thành vào năm 2026 được xem là một “cú hích” quan trọng. Tuyến đường này sẽ thu hẹp đáng kể khoảng cách di chuyển giữa vùng biển và Tây Nguyên, mở ra nhiều cơ hội cho các sản phẩm du lịch kết hợp rừng và biển. Lãnh đạo Sở VH-TT&DL Khánh Hòa kiến nghị đẩy nhanh tiến độ hoàn thành cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột và nghiên cứu sớm đầu tư tuyến Nha Trang - Đà Lạt.

Phú Yên cũng xác định trục Đông - Tây là trục kết nối tỉnh với Tây Nguyên thông qua các tuyến giao thông như quốc lộ 29 (đang đề xuất nâng cấp thành cao tốc), 19, 25, ĐT643, ĐT645. Ninh Thuận cũng có kế hoạch khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Trại Mát để phục vụ phát triển du lịch, kinh tế giữa hai tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận.

Tuy nhiên, hiện tại, kết nối từ các tỉnh như Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum xuống Khánh Hòa vẫn gặp nhiều hạn chế do giao thông chưa thuận tiện. Sự thuận lợi về giao thông khi được phát triển nhanh, đồng bộ trong tương lai được kỳ vọng sẽ kích thích nhu cầu du lịch tăng trưởng mạnh mẽ, tạo động lực để nhà đầu tư tư nhân mạnh dạn rót vốn vào các dự án tiềm năng.

Liên kết vùng và hợp tác

Trong bối cảnh du lịch hiện đại không phát triển đơn lẻ, việc liên kết vùng, khu vực là yếu tố then chốt. Muốn làm được điều đó, cần một “tổng công trình sư” hay “nhạc trưởng” có tầm nhìn chiến lược để tạo sự gắn kết, thống nhất, bổ trợ các sản phẩm du lịch cho nhau, hình thành không gian du lịch mở. Thiếu cơ chế điều phối vùng là một trong những nguyên nhân khiến hoạt động liên kết du lịch chưa hiệu quả. Do đó, cần đột phá về cơ chế, chính sách để hỗ trợ du lịch Tây Nguyên phát triển, xây dựng vùng này thành điểm đến hấp dẫn.

Những tín hiệu tích cực đã xuất hiện từ các chương trình liên kết. Chương trình hợp tác phát triển du lịch 6 tỉnh miền Trung - Tây Nguyên đến năm 2027 đã được triển khai. Quá trình hợp tác giữa 5 thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) - Pleiku (Gia Lai) - Kon Tum - Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Tuy Hòa (Phú Yên) từ năm 2022 đã hình thành nhiều tuyến du lịch lớn, chất lượng, nâng cao sản phẩm địa phương. Điển hình là các tuyến “Con đường di sản miền Trung”, “Con đường xanh Tây Nguyên”. Phó Chủ tịch UBND TP Buôn Ma Thuột Phạm Tiến Hưng cho biết sự hợp tác này góp phần không nhỏ vào quảng bá, xúc tiến, xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp gặp gỡ, hợp tác, tạo chuỗi giá trị gia tăng.

Cao tốc Nha Trang - Buôn Ma Thuột mở đường cho du lịch liên vùng, kết nối rừng và biển. Ảnh: Thanh Thanh.
Cao tốc Nha Trang - Buôn Ma Thuột mở đường cho du lịch liên vùng, kết nối rừng và biển. Ảnh: Thanh Thanh.

Phú Yên đã ký kết chương trình hợp tác với Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận và chương trình chung 6 tỉnh Bình Định - Đắk Lắk - Gia Lai - Kon Tum - Phú Yên và Quảng Ngãi, qua đó tạo được bước phát triển tích cực. Tỉnh này cũng nghiên cứu ký kết hợp tác với một số tỉnh của Thái Lan và các tỉnh Tây Nguyên để khai thác du lịch theo hành lang Đông - Tây. Sự liên kết này nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù chung, có khả năng cạnh tranh cao. Việc liên kết, hợp tác với hai trung tâm du lịch lớn của cả nước là Hà Nội và TPHCM để kết nối đường bay cũng được chú trọng. Các chương trình xúc tiến, quảng bá chung theo chủ đề “Một hành trình - Nhiều điểm đến” đã được triển khai hiệu quả.

Ông Cung Quỳnh Anh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Khánh Hòa, nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường kết nối giữa Khánh Hòa và các tỉnh Tây Nguyên để hợp tác xây dựng sản phẩm du lịch mới, đặc thù, từ đó liên kết quảng bá, xúc tiến. Mô hình “Một hành trình - Nhiều trải nghiệm” hoàn toàn khả thi, như các tua liên kết Đà Lạt - Nha Trang - Ninh Thuận đã manh nha hình thành. Tuy nhiên, thực tế phần lớn hoạt động liên kết vùng vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa có sự phối hợp bài bản. Các địa phương cần hợp tác chặt chẽ để xây dựng chương trình liên vùng bài bản, hấp dẫn.

Để du lịch thực sự là “mỏ vàng”, ngoài hạ tầng và liên kết, việc chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố đột phá. Theo Hiệp hội Du lịch tỉnh Ninh Thuận, các doanh nghiệp nhận thức rõ muốn níu chân du khách, làm giàu từ du lịch thì phải thay đổi, trong đó quan trọng nhất là đào tạo và giữ chân nhân lực chất lượng cao. Mục tiêu là làm hài lòng du khách để họ quay trở lại nhiều lần.

Các nghệ nhân trình diễn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Ê đê.
Các nghệ nhân trình diễn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Ê đê.

Cùng với đó, phát triển du lịch bền vững là hướng đi cần chú trọng. Các địa phương nên khuyến khích doanh nghiệp tổ chức hoạt động du lịch thân thiện với môi trường, gắn với văn hóa và sinh kế của cộng đồng địa phương. Điều này không chỉ tạo giá trị lâu dài mà còn góp phần bảo vệ môi trường.

Khát vọng đưa du lịch Tây Nguyên - Nam Trung bộ trở thành “mỏ vàng” đang dần được hiện thực hóa bằng những hành động cụ thể. Ninh Thuận đặt mục tiêu đến năm 2030 đón 6 triệu lượt khách, doanh thu đạt khoảng 5.900 tỷ đồng, đóng góp 15% GRDP và giải quyết việc làm cho 20% lao động toàn tỉnh. Phú Yên còn đặt mục tiêu cao hơn, thu hút trên 4,5 triệu lượt khách (45.000 khách quốc tế) vào năm 2025, trên 7 triệu lượt khách vào năm 2030, và trên 30 triệu lượt khách vào năm 2050. Doanh thu tương ứng phấn đấu đạt 11.000 tỷ đồng năm 2025, 20.000 - 23.000 tỷ đồng năm 2030, và 77.000 - 186.000 tỷ đồng năm 2050. Lâm Đồng hướng tới mục tiêu trở thành “Thiên đường xanh” và trung tâm du lịch cao cấp hàng đầu vào năm 2030.

Kinh nghiệm này được anh Y Xim Ndu (SN 1992, xã Đắk Liêng) chia sẻ từ cách làm du lịch trải nghiệm gắn với bảo tồn văn hóa. Thay vì theo lối mòn, anh đã làm mới sản phẩm du lịch. Biết du khách khá thích thú với loại hình du lịch xanh bền vững, anh xây dựng các tua như: leo núi, cắm trại ngủ trong rừng, săn mây và chụp ảnh trên đỉnh Chư Yang Lắk, trồng cây trên đường khách đi qua. Bên cạnh đó, du khách được khám phá các buôn làng M’nông, trải nghiệm nghề làm gốm độc đáo, thưởng thức ẩm thực đặc trưng xứ này. Y Xim Ndu đã góp phần quảng bá văn hóa bản địa của người M’nông và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

“Tại những nơi đồi núi trọc, khu vực cây rừng thưa thớt, du khách sẽ được tham gia trồng rừng hoặc tung “bom hạt giống”. Cán bộ kiểm lâm đi cùng đoàn giúp kết hợp tăng cường công tác tuần tra bảo vệ rừng, giảm tình trạng khai thác lâm sản và động vật hoang dã trái phép. Các hoạt động gắn với du lịch này góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, thu gom và không xả rác”, Y Xim cho biết.

Bên cạnh đó, việc phát triển kinh tế đêm cũng được nhắc đến như một hướng khai thác mới đầy tiềm năng, đặc biệt trong bối cảnh các tỉnh Tây Nguyên (trừ Đà Lạt) còn thiếu các hoạt động du lịch về đêm phong phú.

Một thách thức khác được chỉ ra là “thói quen” định hình lựa chọn của du khách. Du khách Tây Nguyên thường ưu tiên biển Nha Trang hơn Phú Yên; người Khánh Hòa thường ghé thăm Đà Lạt thay vì khám phá Đắk Lắk; du khách miền Bắc phân định rõ Tây Nguyên riêng, du lịch biển riêng (thường là Nha Trang kết hợp Đà Lạt). Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến hình thành tua liên kết vùng. Tuy nhiên, với sự phát triển đồng bộ về hạ tầng và sản phẩm, kỳ vọng sẽ kích thích nhu cầu du lịch, tạo ra dòng khách mới và phá vỡ những “lối mòn” trong lựa chọn điểm đến.

Câu chuyện về “mỏ vàng” du lịch Tây Nguyên - Nam Trung bộ không còn chỉ là tiềm năng ngủ yên, mà đang dần được đánh thức bởi những nỗ lực không ngừng của các địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng. Để khát vọng này trọn vẹn thành hiện thực, cần tiếp tục phát huy sức mạnh nội tại, đồng thời kiến tạo những cơ chế, chính sách đột phá, tạo môi trường thuận lợi nhất cho du lịch cất cánh, biến vùng đất này trở thành miền đất lành không chỉ cho du khách mà còn cho các nhà đầu tư.

Nhóm PV (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null