Thú vị chuyện chú voi ở Đắk Lắk … trả ơn người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Gold vốn là chú voi con hoang dã trong một lần đi lạc Gold không may rơi xuống giếng sâu và được cán bộ Trung tâm Bảo tồn voi, Cứu hộ động vật tỉnh Đắk Lắk giải cứu. Nhân duyên với con người, dù được thả về tự nhiên nhiều lần, nhưng Gold không trở lại với rừng mà ở lại để … trả ơn người.

Voi Gold quấn quýt bên cán bộ Trung tâm Bảo tồn voi, Cứu hộ động vật và Bảo vệ rừng tỉnh Đắk Lắk
Voi Gold quấn quýt bên cán bộ Trung tâm Bảo tồn voi, Cứu hộ động vật và Bảo vệ rừng tỉnh Đắk Lắk

Từ việc giải cứu chú voi

Một ngày cuối tháng 3/2016, Trung tâm Bảo tồn voi, Cứu hộ động vật và Bảo vệ rừng tỉnh Đắk Lắk nhận được tin báo của người dân huyện Ea Súp có chú voi con rơi xuống giếng sâu. Ngay lập tức cán bộ Trung tâm đến hiện trường tìm phương án giải cứu voi con. Sau những nỗ lực voi con được đưa lên mặt đất, nhưng vì mắc kẹt lâu ngày dưới lòng giếng, voi con kiệt sức, gầy yếu.

Ông Chung cho biết: Nơi voi con gặp nạn là bìa rừng cách Trung tâm khoảng 40km, xa khu dân cư. Lúc đó Gold khoảng 3 tháng tuổi, nặng khoảng 100kg. Độ tuổi này voi con đang bú mẹ nên không thể ăn được thức ăn tự nhiên và cần chăm sóc đặc biệt. Cán bộ Trung tâm ra khu dân cư gần nhất mua sữa bột trẻ em, xin nước ấm pha sữa mang vào rừng cho voi uống.

Bình sữa ấm giúp chú voi con tỉnh táo, dần phục hồi sức khỏe. Để đảm bảo sức khỏe của voi con, cán bộ Trung tâm đưa Gold về trạm quản lý bảo vệ rừng gần nhất. Những ngày sau đó, cán bộ Trung tâm tiếp tục chăm sóc voi con, đồng thời tìm dấu vết để đưa voi trở lại với voi mẹ.

Cán bộ Trung tâm Bảo tồn voi, Cứu hộ động vật và Bảo vệ rừng tỉnh Đắk Lắk bơm thuốc sát trùng vết thương cho voi Gold
Cán bộ Trung tâm Bảo tồn voi, Cứu hộ động vật và Bảo vệ rừng tỉnh Đắk Lắk bơm thuốc sát trùng vết thương cho voi Gold

Nhớ lại những ngày chăm voi con như chăm trẻ sơ sinh tuổi bú mẹ, anh Cao Xuân Ninh, cán bộ Trung tâm Bảo tồn voi, Cứu hộ động vật và Bảo vệ rừng tỉnh Đắk Lắk bảo: Để Gold phục hồi và phát triển, cán bộ Trung tâm chăm sóc như một đứa trẻ sơ sinh tuổi bú mẹ. Ban đêm cứ 3 tiếng anh em thay nhau thức dậy cho Gold uống sữa. Hôm nào ngủ quên, voi con kêu ầm ĩ.

Ngoài cho voi ăn uống, chúng tôi còn làm đồ chơi cho voi để voi giảm stress để voi vui vẻ, không gây nguy hiểm cho người chăm sóc và huấn luyện. Cho đến khi voi Gold được 2 tuổi thì cai sữa và tập cho ăn thức ăn. “Nhất là những lúc voi ốm, anh em chúng tôi dỗ dành voi uống thuốc, nấu cơm trộn thuốc cho voi ăn hoặc bỏ thuốc vào trong quả dưa hấu, quả chuối để lừa voi uống”.

Cứ như thế, Gold ở lại với con người, cùng những cá thể voi nhà và những loài động vật khác sống trong khu rừng bán hoang dã của Trung tâm Bảo tồn voi, Cứu hộ động vật và Bảo vệ rừng tỉnh Đắk Lắk.

Nhân duyên với con người

Sau cú rơi xuống giếng, voi con được cán bộ Trung tâm chăm sóc tận tình, sức khỏe nhanh chóng ổn định. Sau đó, cán bộ Trung tâm Bảo tồn voi, Cứu hộ động vật và Bảo vệ rừng tỉnh Đắk Lắk nhiều lần tìm cách đưa voi thả về rừng nhưng đều bất thành, voi không nhập đàn mà cứ đi theo cán bộ.

Ông Nguyễn Công Chung, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn voi, Cứu hộ động vật và Bảo vệ rừng tỉnh Đắk Lắk kể: Cán bộ Trung tâm đưa voi vào rừng, làm chuồng tạm cho voi ở để ban đêm đàn voi đến cứu. Đêm hôm đó voi mẹ và đàn không đến, voi con khát nước, khát sữa, phá chuồng ra ngoài. Sáng hôm sau người dân báo thấy voi con đang lang thang trên rẫy, chúng tôi lại quay vào cho voi ăn, uống. Cán bộ Trung tâm mắc võng trong rừng phục, theo dõi voi rừng để tiếp cận thả voi con về với mẹ. Chiều 04/4/2016, sau khi phát hiện một đàn voi rừng, hai cán bộ Trung tâm dẫn voi con đến gần đàn với hy vọng mẹ con voi nhận ra nhau, voi con hòa nhập với đàn.

Đến nay voi Gold được 9 tuổi, nặng 1,6 tấn
Đến nay voi Gold được 9 tuổi, nặng 1,6 tấn

Tuy nhiên, khi lực lượng rút lui, voi con quay đầu chạy theo. Hai cán bộ phải chia 2 hướng để rời đi, nhưng voi vẫn đứng ngơ ngác nhìn theo. Khoảng 10h đêm hôm đó, một tài xế xe tải chạy trên đường từ huyện Ea Súp đi huyện Cư M’gmar phát hiện chú voi lững thững trên đường. Lực lượng cứu hộ đến hiện trường xác định, đó chính là voi con vừa thả về rừng. Một lần nữa cán bộ Trung tâm đưa voi đến khu rừng gần hồ Ea Súp cho voi ăn, uống sữa.

“Chúng tôi nghĩ rằng sau khi mạnh khỏe, voi con khỏe mạnh mong muốn trở về với đàn, nhưng nhiều lần đưa voi vào rừng đều không thành. Sau mỗi lần đưa voi vào rừng, voi con không hòa nhập với đàn lại lang thang bìa rừng, chịu đói, khát”, ông Chung chia sẻ.

Không còn cách nào khác, Trung tâm đưa voi về khu bán hoang dã để chăm sóc lâu dài và đặt tên là Gold, với mong muốn voi con khỏe mạnh và tỏa sáng như tên gọi của mình. Được chăm sóc theo chế độ đặc biệt, voi Gold khỏe mạnh và quấn quýt với cán bộ Trung tâm.

Đến nay Gold đã 9 tuổi, nặng 1,6 tấn, khỏe mạnh, thông minh và tinh nghịch. Gold cũng là chú voi duy nhất của Trung tâm được tổ chức sinh nhật hằng năm vào ngày 28/3 - ngày voi được giải cứu khỏi giếng sâu, tái sinh lần thứ 2.

Theo Lê Hường (Báo dân tộc và phát triển).

Có thể bạn quan tâm

Chìa khóa mở cửa Tây Nguyên và Nam Trung bộ: Khát vọng “mỏ vàng” còn ngủ yên

Chìa khóa mở cửa Tây Nguyên và Nam Trung bộ: Khát vọng “mỏ vàng” còn ngủ yên

Với lợi thế về vị trí địa lý, thiên nhiên kỳ vĩ và kho tàng văn hóa đa dạng, Tây Nguyên và Nam Trung bộ sở hữu sức hút độc đáo. Tuy nhiên, việc khai thác những lợi thế này để phát triển du lịch còn rất hạn chế. Làm thế nào để đánh thức “mỏ vàng” còn ngủ yên này, biến khát vọng thành hiện thực?

Trả lại 'khoảng trời' cho trẻ thơ - Bài 2: Con công nhân lao động chơi ở đâu?

Trả lại 'khoảng trời' cho trẻ thơ - Bài 2: Con công nhân lao động chơi ở đâu?

Với không ít gia đình công nhân lao động ở những thủ phủ công nghiệp như TPHCM, Bình Dương, nghỉ hè là thời gian ám ảnh nhất. Bởi, con trẻ nghỉ hè nhưng phụ huynh vẫn đến nhà máy. Không ít phụ huynh buộc phải để con ở nhà một mình tại khu trọ, số khác đưa con cùng vào nhà máy hoặc gửi về quê.

Chuyện xưa Diệp Kính

Chuyện xưa Diệp Kính

(GLO)- Hiện nay, nhiều người vẫn quen gọi khu vực trung tâm TP. Pleiku là khu Diệp Kính. Một số bạn trẻ khi gặp tôi cũng thường hỏi về nguồn gốc của tên gọi này. Mỗi lần nhắc đến khu Diệp Kính, bao ký ức lại ùa về trong tôi.

Trả lại 'khoảng trời' cho trẻ thơ - Bài 1: Đôn đáo tìm chỗ chơi cho con

Trả lại 'khoảng trời' cho trẻ thơ - Bài 1: Đôn đáo tìm chỗ chơi cho con

Mỗi dịp hè về, câu hỏi: “Trẻ em sẽ chơi ở đâu?” lại trở thành mối bận tâm của nhiều bậc phụ huynh. Nhiều trẻ vì thiếu sân chơi đã phải giam mình trong nhà với điện thoại, tivi. Hè về, trẻ em rất cần một sân chơi đúng nghĩa, không chỉ là chốn nô đùa an toàn, mà còn là nơi ươm mầm nhân cách.

Lặng thầm trên chốt tiền tiêu

Lặng thầm trên chốt tiền tiêu

(GLO)- Nơi “phên giậu” phía Tây của Tổ quốc, những người lính quân hàm xanh ở Chốt 1 và Chốt 5 của Đồn Biên phòng Ia Nan (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) vẫn ngày ngày vững chí, bền gan bám trụ.

'Hoàng tử bé' và giấc mơ tôn vinh pháp lam Việt

'Hoàng tử bé' và giấc mơ tôn vinh pháp lam Việt

Trong tiểu thuyết “Hoàng tử bé” của nhà văn Pháp Antoine de Saint-Exupéry có một câu nói đầy tính triết lý về tình yêu của hoàng tử với đóa hồng rằng, không phải vì bản thân đóa hồng đặc biệt mà “chính thời gian cậu đã dành cho đóa hồng của cậu, làm cho nàng trở nên quan trọng đến thế”.

Gặp lại ở chợ phiên

Gặp lại ở chợ phiên

Những phiên chợ ở vùng cao giống như “bảo tàng sống” về đất và người. Chợ phiên vùng cao A Lưới không chỉ là nơi mua bán hàng hóa, mà dường như còn chứa đựng cả một kho tàng văn hóa truyền thống của đồng bào Bru - Vân Kiều, Tà Ôi, Cơ Tu... ở miền Tây xứ Huế này.

Lập Trung tâm tài chính quốc tế để Việt Nam bứt phá - Bài 1: Mở lối thu hút dòng vốn mới

Lập Trung tâm tài chính quốc tế để Việt Nam bứt phá - Bài 1: Mở lối thu hút dòng vốn mới

Với việc hình thành Trung tâm tài chính quốc tế tại TPHCM và Đà Nẵng, một giai đoạn mới cho phát triển của các vùng kinh tế đặc thù, hình thành cầu nối hút vốn mới cho nền kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết để tạo hành lang cho các trung tâm tài chính vận hành.

Làng tỉ phú... tái nghèo

Làng tỉ phú... tái nghèo

Hàng chục hộ dân trong một làng ở vùng cao Quảng Nam bỗng chốc trở thành "tỉ phú" nhờ nguồn tiền đền bù từ dự án thủy điện. Nhưng rồi chỉ sau mấy mùa rẫy, họ lại nhanh chóng nằm trong diện… hộ nghèo.

null