Chống hàng gian, hàng giả - Bài 1: Lập lại trật tự thị trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trước thực trạng thực phẩm "bẩn", hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan, TP Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh các đợt thanh kiểm tra, nhằm tạo lập môi trường kinh doanh an toàn, minh bạch, phát triển bền vững.

Một số gian hàng bày bán quả đào ngâm đóng hộp hiệu HOSEN QUALITY giả được phát hiện tại chợ Bình Tây, Quận 6. Ảnh: Chi cục QLTT TP Hồ Chí Minh
Một số gian hàng bày bán quả đào ngâm đóng hộp hiệu HOSEN QUALITY giả được phát hiện tại chợ Bình Tây, Quận 6. Ảnh: Chi cục QLTT TP Hồ Chí Minh

Bài 1: Lập lại trật tự thị trường

TP Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh các đợt thanh, kiểm tra, nhằm lập lại thị trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch. Đặc biệt, các mặt hàng nhạy cảm như sữa, thực phẩm, thuốc, thực phẩm chức năng... đã được đưa vào diện giám sát chặt chẽ.

Kiểm tra tới đâu, vi phạm tới đó

Thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc đang là mối nguy hàng đầu, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và cộng đồng. TP Hồ Chí Minh đang trở thành “điểm nóng”, khi là địa bàn tiêu thụ lớn hầu hết các mặt hàng.

Thực phẩm kém chất lượng có mặt ở hầu hết các phân khúc thị trường, từ thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến sẵn đến gia vị, đồ uống; từ các chợ đầu mối, siêu thị cho đến các cơ sở buôn bán nhỏ lẻ và thậm chí cả sàn thương mại điện tử.

Gần đây nhất, vụ việc giá đỗ ngâm hóa chất được cung cấp vào chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh, đã khiến dư luận xôn xao. Bởi người tiêu dùng vốn tin tưởng hệ thống siêu thị - nơi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng thực tế cho thấy, ngay cả những chuỗi phân phối lớn cũng có thể trở thành mắt xích tiêu thụ thực phẩm không an toàn, nếu khâu kiểm soát bị buông lỏng.

Theo báo cáo từ Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, thời gian qua, các đơn vị đã đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra nhiều lĩnh vực trọng điểm và ghi nhận hàng loạt vi phạm nghiêm trọng. Trong đó, tạm giữ và tiêu hủy 50 tấn nội tạng động vật đông lạnh tại thành phố Thủ Đức, trị giá gần 4,5 tỷ đồng; phát hiện 7 tấn đường nhập lậu tại huyện Củ Chi; thu giữ 18.200 chai bia nhập lậu tại Quận 12; xử phạt một cơ sở kinh doanh 200 gói kẹo không rõ nguồn gốc với mức phạt 25 triệu đồng… Đặc biệt, nhờ tăng cường giám sát không gian mạng, lực lượng chức năng đã phát hiện một cơ sở kinh doanh hơn 1 tấn thịt khô bò không rõ nguồn gốc, xử phạt 100 triệu đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ lô hàng.

Các hành vi vi phạm mà các cơ quan chức năng phát hiện gồm: Sử dụng nguyên liệu hết hạn, vi phạm điều kiện vệ sinh trong sản xuất và bảo quản, không ghi nhãn mác đúng quy định, hoặc giả danh thương hiệu nổi tiếng để đánh lừa người tiêu dùng. Đáng lo ngại, nhiều đối tượng đang lợi dụng tính ẩn danh, giao dịch rộng khắp của thương mại điện tử để phân phối hàng hóa giả, hàng lậu với quy mô ngày càng lớn.

Ông Nguyễn Quang Huy, Phó Chi cục trưởng Quản lý thị trường (QLTT) TP Hồ Chí Minh cho biết, trong không gian thị trường ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng, vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đã trở thành một vấn đề nhức nhối, gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho nền kinh tế, xã hội và đặc biệt là sức khỏe người tiêu dùng.

"Vừa qua, đơn vị còn phát hiện một số hóa chất độc hại, phụ gia không được phép sử dụng trong thực phẩm, vẫn được bán công khai tại các chợ, các cơ sở nhỏ lẻ. Điều này cho thấy việc quản lý đầu vào - đầu ra của chuỗi thực phẩm còn thiếu chặt chẽ. Tình hình thực phẩm không đảm bảo an toàn, kém chất lượng và không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn còn những diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố; mặt hàng thực phẩm vi phạm cũng đa dạng như thực phẩm tươi sống, thực phẩm bao gói sẵn, đường cát... Các vi phạm này không chỉ tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng, mà còn ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh lành mạnh", ông Nguyễn Quang Huy cho biết.

Hàng giả "đội lốt" hàng xách tay

Theo ông Nguyễn Quang Huy, thời gian gần đây, các vụ vi phạm liên quan đến thực phẩm chức năng và thuốc có chiều hướng gia tăng, cả về số lượng và mức độ tinh vi. Cụ thể, đơn vị đã phát hiện 38 vụ vi phạm liên quan đến thực phẩm chức năng, tạm giữ hơn 18.000 sản phẩm, trị giá hơn 835 triệu đồng và đã xử phạt hơn 786 triệu đồng. Ngoài ra, đơn vị còn phối hợp cùng Công an và lực lượng chức năng kiểm tra 4 vụ liên quan đến thuốc, thu giữ trên 35.000 hộp thuốc các loại, trị giá gần 15 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Quang Huy cho biết, một số chiêu trò phổ biến hiện nay là giả mạo nhãn hiệu, bán thuốc không rõ nguồn gốc dưới danh nghĩa hàng xách tay từ nước ngoài như Singapore, Malaysia, Mỹ, Úc... Thậm chí, nhiều sản phẩm do các "công ty ảo" đặt tại nước ngoài, tự đặt tên, quảng cáo qua mạng xã hội, sử dụng người tự xưng là nhân viên dược hoặc bác sĩ, để tạo lòng tin với khách hàng.

Đội QLTT số 6 đang kiểm đếm hàng hóa vi phạm để thu giữ. Ảnh: Chi cục QLTT TP Hồ Chí Minh
Đội QLTT số 6 đang kiểm đếm hàng hóa vi phạm để thu giữ. Ảnh: Chi cục QLTT TP Hồ Chí Minh

“Một thủ đoạn nguy hiểm khác là trộn thuốc thật với thuốc giả, nhằm qua mặt người tiêu dùng lẫn lực lượng kiểm tra. Ngoài ra, nhiều mặt hàng ghi nhãn mập mờ, ví dụ sản phẩm được gọi là sữa nhưng trên bao bì lại ghi là ‘thực phẩm bổ sung’ hoặc ‘sản phẩm dinh dưỡng công thức’. Điều này dễ gây nhầm lẫn trong lựa chọn và sử dụng. Mặt khác, các mặt hàng mỹ phẩm và thực phẩm chức năng "nhà làm" không phép, không công bố chất lượng cũng đang tràn lan trên các nền tảng trực tuyến và sàn thương mại điện tử. Các sản phẩm này thường không có nhãn hiệu, thành phần rõ ràng, địa chỉ sản xuất và chưa được cấp phép lưu hành", ông Nguyễn Quang Huy cho biết thêm.

TS Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho biết, vấn nạn hàng gian, hàng giả không chỉ ảnh hưởng đến thương hiệu, mà còn khiến người dân sử dụng sản phẩm độc hại. "Để ngăn chặn tình trạng này, trước tiên cần siết chặt khâu cấp phép, tập huấn đạo đức kinh doanh cho doanh nghiệp và quy định sản phẩm bán trên thị trường phải có mã vạch để kiểm soát chất lượng. Ngoài ra, các đơn vị phải tăng cường công tác thanh, kiểm tra trước và hậu kiểm sản phẩm để bảo vệ người tiêu dùng và tạo môi trường cạnh tranh minh bạch cho doanh nghiệp", Tiến sĩ Tô Hoài Nam đề nghị.

Để nâng cao hiệu quả kiểm soát hàng hoá, ông Nguyễn Quang Huy cũng cho biết, TP Hồ Chí Minh đang khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng tem chống giả điện tử, mã QR truy xuất nguồn gốc và đẩy mạnh công khai thông tin sản phẩm. Chi Cục Quản lý thị trường cũng duy trì đường dây nóng để người dân phản ánh các nghi vấn về hàng gian, hàng giả.

Ngoài ra, ông Huy cũng kiến nghị cần bổ sung các quy định còn thiếu, tăng mức xử phạt đủ sức răn đe và đẩy mạnh phối hợp liên ngành. Đối với người tiêu dùng, chỉ nên mua thuốc, thực phẩm chức năng ở các cơ sở được cấp phép, tuyệt đối không tin vào các quảng cáo “thần dược” trên mạng xã hội.

Theo ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, ngoài việc nỗ lực của cơ quan chức năng, sự vào cuộc của người tiêu dùng là yếu tố quan trọng. Ý thức cảnh giác, thói quen tiêu dùng thông minh, tẩy chay hàng hóa không rõ nguồn gốc sẽ là “lá chắn” cộng đồng góp phần đẩy lùi hàng giả, hàng gian.

"Hiện nay, với sự phối hợp chặt chẽ liên ngành, cùng định hướng ứng dụng công nghệ và chính sách kiểm tra đồng bộ, TP Hồ Chí Minh kỳ vọng sẽ tạo lập môi trường kinh doanh an toàn, minh bạch, góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân và thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường tiêu dùng. Về lâu dài, TP Hồ Chí Minh cũng đang phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan triển khai hệ thống phân tích dữ liệu giao dịch thương mại điện tử. Đây là công cụ hỗ trợ quan trọng để xác định trọng tâm kiểm tra, tăng hiệu quả phát hiện và xử lý vi phạm", ông Bùi Tá Hoàng Vũ nói.

Bài 2: 'Siết' người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật

Theo Hoàng Tuyết (baotintuc)

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null