Vớ được giống bưởi lạ, mỗi năm "đẻ" ra 400 quả trĩu trịt màu đỏ chót bắt mắt, cả nhà ăn nên làm ra

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cây bưởi đỏ 60 tuổi ở thôn Đông Cao, xã Tráng Việt (Mê Linh, Hà Nội) được sở Nông nghiệp Hà Nội công nhận là cây bưởi đỏ lâu đời nhất.
 

.



Cây bưởi đỏ "Tổ" này thuộc sở hữu của gia đình ông Lương Văn Phương ở thôn Đông Cao. Năm 1960, cụ Lương Văn Vy (bố của ông Phương) là người trồng cây bưởi này, khi bưởi lớn và cho ra quả vào đầu tháng 8, gia đình ông hái bưởi mang đi bán.

Điều đặc biệt là một vài quả giữ lại trên cây, chúng cứ chuyển dần từ màu vàng sang màu phớt hồng và đúng dịp cận Tết thì có màu đỏ thẫm, vỏ căng mịn bắt mắt.

Thấy giống bưởi lạ, màu sắc bắt mắt người dân địa phương tới xin chiết cành về trồng. Loại quả này xuất hiện ngày càng nhiều tại thôn Đông Cao, lan ra các thôn khác, nhà nào cũng trồng bưởi đỏ để bán dịp Tết.

Ông Lương Văn Phương, chủ sở hữu cây bưởi đỏ "Tổ" cho biết: "Năm 2015, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội biết đến giống bưởi đỏ quý hiếm tại địa phương, nên đã đánh mã số để duy trì giống gen quý và tuyển chọn ra những cây đầu dòng. Tôi tiếp tục nhân giống, phát triển cho bà con lân cận trồng".


 

Mã số trên cây bưởi đỏ
Mã số trên cây bưởi đỏ "Tổ" thuộc sở hữu nhà ông Phương ở thôn Đông Cao.



Giống bưởi đỏ Đông Cao còn được nhân giống trồng thành công ở nhiều huyện ngoại thành Hà Nội: Thanh Oai, Ba Vì, Thường Tín. Ngoài ra, ông Phương cũng bán giống cho một vài người dân ở Vĩnh Long, An Giang, Đồng Nai trồng và đều thành công.

 

Bưởi bắt đầu chuyển màu từ cuối tháng 9 âm lịch, đến đầu tháng 11 là đỏ thẫm từ trong ra ngoài, mọng nước.
Bưởi bắt đầu chuyển màu từ cuối tháng 9 âm lịch, đến đầu tháng 11 là đỏ thẫm từ trong ra ngoài, mọng nước.


Kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi đỏ dễ hơn bưởi diễn, cây khỏe, không bị mất mùa, năm nào cũng sai.

Năm nào cây bưởi "Tổ" cũng cho từ 300 - 400 quả, khi quả đậu được 1 tháng, ông Phương bắt đầu bao trái để tránh sương muối, côn trùng trích hút và để cho quả bóng đẹp. Phải bao bằng túi giấy chứ không sử dụng túi ni lông.

 

Cây bưởi đỏ
Cây bưởi đỏ "Tổ" xòe tán rộng, năm nào cũng sai trĩu quả.


Ông Phương cho biết, hiện nay ông đã có khách đặt gần 10.000 quả bưởi đỏ cho dịp Tết Nguyên đán, nhưng không đủ bưởi để cung cấp cho khách, phần lớn mọi người đều đặt từ 2 - 3 tháng trước, năm nào cũng cháy hàng.

Năm 2019, ông Phương đã thành lập hợp tác xã bưởi đỏ Đông Cao, cung cấp giống cây, chuyển giao kỹ thuật trồng và bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho người dân. Toàn xã hiện còn khoảng 1500 gốc bưởi đỏ có tuổi đời trên 40 năm.

 

Hiện tại, vườn nhà ông Phương có 30 gốc bưởi đỏ đầu dòng được Sở Nông nghiệp Hà Nội công nhận, đeo mã số. Mỗi cây này được lấy tối đa 500 mắt để chiết ghép.
Hiện tại, vườn nhà ông Phương có 30 gốc bưởi đỏ đầu dòng được Sở Nông nghiệp Hà Nội công nhận, đeo mã số. Mỗi cây này được lấy tối đa 500 mắt để chiết ghép.


Cách đây 3 năm, có người Nghệ An đã ra xem và trả cây bưởi đỏ có tuổi đời hơn 40 năm giá 180 triệu nhưng ông Phương không bán.

"Nhờ cây bưởi đỏ mà bố tôi để lại, nhà tôi phát triển, ăn nên làm ra, bây giờ cả nhà chỉ xoay quanh phát triển nhân rộng giống bưởi này thôi. Nên mọi người trả giá nào tôi cũng không bán", ông Phương nói.

Bày bưởi đỏ trên mâm ngũ quả ngày Tết tượng trưng cho tài lộc, may mắn. Bưởi đỏ rất thơm và để được từ 1 - 2 tháng, nên ngày càng hút khách mỗi dịp Tết đến xuân về.

 

https://danviet.vn/vo-duoc-giong-buoi-la-moi-nam-de-ra-400-qua-triu-trit-mau-do-chot-bat-mat-ca-nha-an-nen-lam-ra-2020123114451224.htm

Theo Hà Hiền (Dân Trí/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.