Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ hưởng lương hưu cao nhất trên thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa ở Việt Nam (75%) hiện đang cao nhất trong khu vực, thậm chí cao nhất trên thế giới.
Giải quyết thủ tục bảo hiểm xã hội (Ảnh: Vietnam+)

Giải quyết thủ tục bảo hiểm xã hội (Ảnh: Vietnam+)

13 hiệp hội doanh nghiệp đã có văn bản góp ý và kiến nghị vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sửa đổi), theo đó đề nghị đưa tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động và người sử dụng lao động về mức đóng của năm 2009. Tức là người lao động đóng 5%, người sử dụng lao động đóng 15%, tổng là 20%.

Về kiến nghị này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng vừa có văn bản tham gia ý kiến. Theo đó, lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết mức đóng bảo hiểm xã hội (tỷ lệ đóng và mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội) được tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng, toàn diện trong các mối quan hệ như: Tương quan, phù hợp với mức hưởng; giá trị thực tế của mức đóng, mức hưởng; giữa thời gian đóng-hưởng, mức độ bao phủ của các chế độ; nguyên tắc chia sẻ chủ yếu đối với các chế độ ngắn hạn.

Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội chỉ được cân nhắc điều chỉnh tăng có lộ trình trong Luật Bảo hiểm xã hội 2007. Từ Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đến dự thảo Luật (sửa đổi) hiện nay đều không xem xét đến vấn đề này, để đảm bảo tính ổn định, bền vững.

Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam tương đương một số nước như Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia… nhưng tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa ở Việt Nam cao nhất trong khu vực, thậm chí cao nhất trên thế giới.

Giới thiệu về các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Giới thiệu về các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành, tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa là 75% tương ứng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 30 năm đối với nữ và 35 năm đối với nam.

Như vậy, hiện nay tỷ lệ tích lũy, tức tỷ lệ hưởng lương hưu tương ứng với một năm đóng bảo hiểm xã hội của Việt Nam bình quân là 2,14% đối với nam và 2,5% đối với nữ, trong khi các nước như Trung Quốc và Hàn Quốc tỷ lệ này chỉ là 1%; bình quân của thế giới cũng chỉ khoảng 1,7%.

Theo đại diện của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hiện Việt Nam theo mô hình tính mức hưởng trước nên mức đóng luôn phải đuổi theo nhằm cân đối độ bền của Quỹ hưu trí tử tuất, các hiệp hội đang so sánh với nhiều nước có mô hình đóng-hưởng bảo hiểm xã hội không tương đồng với nước ta.

Về nguyên tắc mức hưởng chế độ hưu trí được xác định trên hai yếu tố là thời gian đóng (để tính ra tỷ lệ hưởng) và mức tiền lương bình quân làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Vì vậy, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề xuất điều chỉnh giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm, để nhiều người lao động được hưởng lương hưu hơn.

Giải quyết chế độ bảo hiểm cho người lao động. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Giải quyết chế độ bảo hiểm cho người lao động. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Tuy nhiên, dự thảo luật không đề xuất việc tăng mức đóng cũng như không đề xuất giảm tỷ lệ hưởng lương hưu để bù đắp việc giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội đối với các trường hợp này. Do đó, đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng việc các doanh nghiệp đặt vấn đề giảm tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội sẽ đồng nghĩa với việc phải xem xét giảm tỷ lệ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội (tỷ lệ hưởng lương hưu) dẫn đến giá trị thực mức hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ thấp hơn so với thời gian đóng tối thiểu 20 năm. Vì thế không phù hợp với điều kiện, bối cảnh thực tiễn của Việt Nam.

Theo đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam, việc đánh giá tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội cần được xem xét gắn với mô hình bảo hiểm xã hội tại mỗi nước, mối quan hệ giữa mức đóng với quyền lợi hưởng các chế độ, các yếu tố kinh tế vĩ mô, như sự phát triển kinh tế, GDP bình quân đầu người, cơ cấu kinh tế, sự phát triển của thị trường lao động, chi phí lao động.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.