Lương hưu - đích đến của BHXH

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo thống kê của Bộ LĐ-TB-XH, giai đoạn 2016-2022, cả nước có đến 4,85 triệu người rút BHXH một lần, trong đó chỉ 1,3 triệu người tiếp tục đi làm, đóng BHXH trở lại.

Riêng 6 tháng đầu năm 2023, trên 665.000 người đã rút BHXH một lần.

Liên quan vấn đề này, trong báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của Thường trực Chính phủ về dự án Luật BHXH (sửa đổi) mới đây, Bộ LĐ-TB-XH đã xây dựng 2 phương án rút BHXH một lần.

Theo phương án 1, người bắt đầu tham gia BHXH từ năm 2025 không được nhận BHXH một lần. Phương án này quy định quyền nhận BHXH một lần đối với 2 nhóm. Nhóm 1 - người lao động (NLĐ) đã tham gia trước khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực, sau 12 tháng nghỉ việc, có nhu cầu thì được nhận BHXH một lần. Nhóm 2 - NLĐ bắt đầu tham gia BHXH từ khi luật sửa đổi có hiệu lực (dự kiến 1-1-2025) thì không được nhận BHXH một lần, trừ trường hợp đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng BHXH hay ra nước ngoài định cư hoặc mắc bệnh nguy hiểm tính mạng.

Theo phương án 2, sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm, nếu NLĐ có yêu cầu sẽ được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để NLĐ tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH.

Các chuyên gia lao động cho rằng cả 2 phương án trên đều có ưu điểm lẫn nhược điểm song mục tiêu vẫn là hài hòa quyền lợi của NLĐ với chính sách an sinh xã hội lâu dài. Có thể thấy rõ việc rút BHXH một lần dẫn đến nhiều hệ lụy cho NLĐ và cả hệ thống an sinh xã hội. Do vậy, việc sửa đổi Luật BHXH theo hướng hạn chế, sớm chấm dứt tình trạng rút BHXH một lần, thúc đẩy để lương hưu trở thành đích đến quan trọng của BHXH là xác đáng và cần thiết. Tuy nhiên, sự thay đổi này cần đi kèm với lộ trình cải thiện tính hấp dẫn của BHXH, nâng cao quyền lợi người tham gia.

Tại hội thảo lấy ý kiến đóng góp dự án Luật BHXH (sửa đổi) do Ủy ban Xã hội của Quốc hội và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc tổ chức ở TP HCM mới đây, ông Andre Gama, chuyên gia Tổ chức Lao động quốc tế tại Việt Nam, cho rằng phần đông NLĐ rút BHXH một lần là vì nhu cầu cấp thiết. Do vậy, nếu đột ngột thay đổi quy định theo hướng hạn chế rút BHXH một lần có thể dẫn đến tình trạng NLĐ ồ ạt rút một lần. Việc điều chỉnh chính sách rút BHXH một lần cần thực hiện từng bước, theo hướng giảm dần số tiền NLĐ được hưởng. Bên cạnh đó, cần cải thiện mức lương hưu, tăng cường các chế độ trợ cấp ngắn hạn để hỗ trợ NLĐ lúc khó khăn nhằm giảm nhu cầu rút BHXH một lần.

Trong khi đó, nhiều cán bộ Công đoàn đề xuất để tránh gây sốc cho NLĐ khi thay đổi chính sách, cần giữ nguyên quy định về rút BHXH một lần như hiện nay đối với nhóm NLĐ tham gia BHXH trước khi luật mới được ban hành. Với người tham gia BHXH sau khi Luật BHXH sửa đổi có hiệu lực, có thể cho phép họ rút phần đã đóng hoặc 50% số tiền đóng của NLĐ và đơn vị sử dụng lao động; số tiền còn lại sẽ cộng dồn vào thời gian tham gia sau đó của NLĐ để họ được hưởng chế độ hưu trí khi đủ điều kiện.

Có thể bạn quan tâm

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.

Tinh gọn chính mình

Tinh gọn chính mình

Đang diễn ra một cuộc “nhảy việc” tập thể, đúng hơn là chuyển việc/mất việc/nghỉ việc chưa có tiền lệ tại nhiều cấp, nhiều ban ngành, cả với không ít cơ quan báo chí, xuất bản từ trung ương tới địa phương.

Hành động thực chất

Hành động thực chất

Không chỉ "vừa chạy vừa xếp hàng" mà còn phải bứt tốc để cùng lúc chuẩn bị, triển khai cả về diện rộng lẫn chiều sâu, xắn tay vào nhiều đầu việc quan trọng ngay những ngày đầu năm 2025. Đó là tâm thế của TP.HCM lúc này.