Việt Nam được xếp vào nhóm 'rủi ro thấp' trong Quy định chống phá rừng của EU

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Việt Nam được xếp loại 'rủi ro thấp' trong Quy định chống phá rừng của EU là tin vui cho những doanh nghiệp xuất khẩu và nông dân trong các lĩnh vực sản xuất ca cao, cà phê, cao su và ngành gỗ của Việt Nam.

Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố kết quả phân loại rủi ro từ các quốc gia và vùng lãnh thổ theo quy định của Luật chống phá rừng (EUDR). Trong đó, Việt Nam được xếp vào nhóm “rủi ro thấp".

Điều này đồng nghĩa với việc hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang EU sẽ được áp dụng các yêu cầu thẩm định kỹ lưỡng đơn giản hơn, giúp giảm gánh nặng tuân thủ cho doanh nghiệp.

img-4795.jpg
Việt Nam được xếp vào nhóm 'rủi ro thấp' trong Quy định chống phá rừng của EU là tin vui với những người trồng cà phê. Ảnh: P.V

Cụ thể, cơ quan chức năng của các nước thành viên EU sẽ chỉ kiểm tra 1% lượng hàng nhập khẩu từ Việt Nam, thay vì 3% hoặc 9% như với các nước “rủi ro tiêu chuẩn” hoặc “rủi ro cao”.

Luật này áp dụng đối với các mặt hàng như: gỗ, ca cao, cà phê, đậu nành, dầu cọ, cao su và thịt bò, cùng một số sản phẩm phái sinh như da, chocolate và đồ nội thất.

Đây là kết quả tích cực đối với Việt Nam trong bối cảnh EUDR (một trong những quy định mới và nghiêm ngặt của EU) có hiệu lực vào cuối năm 2025.

Ngoài Việt Nam, một số quốc gia trong khu vực ASEAN như Philippines, Thái Lan, Lào, Singapore và Brunei cũng được xếp loại “rủi ro thấp”. Cả Indonesia và Malaysia đang đàm phán thỏa thuận thương mại với EU đều bị xếp vào nhóm “rủi ro tiêu chuẩn”. Vì thế, 2 nước này phải tuân thủ các yêu cầu khắt khe hơn trong quy trình xuất khẩu hàng hóa chịu sự điều chỉnh của EUDR.

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá giúp bà con nông dân có lợi nhuận khá. Dù vậy, hiện nay, người dân không ồ ạt đầu tư trồng mới mà chỉ trồng dặm tại những trụ hồ tiêu bị chết và trồng xen vào vườn cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu.

null