Việt Nam áp dụng quy chuẩn an toàn cho camera giám sát từ ngày 15.2

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Quy chuẩn áp dụng với mọi camera giám sát sử dụng giao thức internet (IP Camera) được nhập khẩu, sản xuất, phân phối và sử dụng tại Việt Nam.

Việc sử dụng camera giám sát sử dụng giao thức internet (IP Camera) ngày càng phổ biến tại Việt Nam, không chỉ trong hộ gia đình mà còn đóng vai trò then chốt đối với chính quyền số, thành phố thông minh và nhiều lĩnh vực quan trọng khác. Tuy nhiên, từ lâu các chuyên gia đã cảnh báo nếu thiết bị này không đảm bảo an toàn thông tin mạng sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn dữ liệu cho người dùng và có thể ảnh hưởng đến cả hạ tầng quốc gia.

Trước thực trạng đó, ngày 31.12.2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT-TT) đã ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị camera giám sát sử dụng giao thức internet - Các yêu cầu an toàn thông tin cơ bản" (QCVN 135: 2024/BTTTT). Quy chuẩn này bắt đầu được áp dụng cho quá trình thử nghiệm, chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy kể từ ngày 15.2.2025.

Camera giám sát sử dụng tại Việt Nam phải tuân thủ các tiêu chí để đảm bảo an toàn thông tin và bảo mật
Camera giám sát sử dụng tại Việt Nam phải tuân thủ các tiêu chí để đảm bảo an toàn thông tin và bảo mật

QCVN 135: 2024/BTTTT quy định cụ thể 11 nhóm yêu cầu kỹ thuật về bảo đảm an toàn thông tin như: mật khẩu duy nhất, quản lý lỗ hổng bảo mật, quản lý cập nhật, bảo vệ dữ liệu người sử dụng, khả năng khôi phục sau sự cố, xóa dữ liệu khi cần… Thiết bị IP Camera nhập khẩu, sản xuất, phân phối và sử dụng ở Việt Nam sẽ phải tuân thủ các quy định trên, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn mạng theo lộ trình.

Từ ngày 1.1.2026, tất cả IP Camera lưu hành chính thức tại Việt Nam - dù sản xuất trong nước hay nhập khẩu - buộc phải có chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn này. Điều đó cũng đồng nghĩa vấn đề an toàn thông tin thiết bị camera sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn, giảm nguy cơ lộ lọt dữ liệu và lợi dụng camera cho các hành vi tấn công mạng.

Camera giám sát từ lâu đã là "điểm nóng" về lỗ hổng an ninh khi hoạt động như một chiếc máy tính không ngừng nghỉ 24/7 nhưng lại ít được quan tâm tới vấn đề bảo mật. Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) từng phát hiện hơn 800.000 thiết bị IP Camera ở Việt Nam bị chia sẻ dữ liệu công khai trên mạng. Khoảng 45% số đó có rủi ro cao, dễ bị tin tặc chiếm quyền điều khiển hoặc đánh cắp thông tin. Một số nhóm trên mạng xã hội còn rao bán những đoạn video và hình ảnh nhạy cảm trích xuất từ camera giám sát bị hack.

Theo Anh Quân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Để Việt Nam phát triển nhân lực AI

Để Việt Nam phát triển nhân lực AI

Sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã đặt ra nhiều thách thức lớn cho các trường ĐH trong việc định hướng, đổi mới chương trình, chiến lược đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội và thị trường lao động.

Bắt nhịp chuyển đổi số

Bắt nhịp chuyển đổi số

(GLO)- Với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, chuyển đổi số đã đi vào mọi ngóc ngách của đời sống xã hội. Các đơn vị, doanh nghiệp và người dân Gia Lai đang tận dụng những tiện ích của việc số hóa để phục vụ đời sống và tăng tốc phát triển.

Làm chủ công nghệ để vươn tầm

Làm chủ công nghệ để vươn tầm

Tại Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam diễn ra sáng 15-1, Tổng Bí thư Tô Lâm một lần nữa nhấn mạnh yêu cầu: “Phải nỗ lực tự cường, tự chủ công nghệ và phát triển công nghệ chiến lược, công nghệ lõi, đây là căn cơ để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ”.