Viên uống chống nắng dùng bao lâu để có hiệu quả ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Giúp cho da ít bị đổi màu bởi ánh nắng, nhưng viên uống chống nắng cần được sử dụng đúng để có tác dụng và tránh bị ngộ độc.

Theo TS-BS Nguyễn Lan Anh (Trung tâm Da liễu - Dị ứng, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108), trên thực tế, viên uống chống nắng không tạo ra lớp màng bảo vệ da như khi bôi kem chống nắng, do đó, tia UV vẫn xuyên qua da. Nhưng nhờ hoạt động của các chất chống ô xy hóa mà các phản ứng ô xy hóa trong da dẫn đến tăng tổng hợp melanin bị ức chế, do đó giúp cho da ít bị đổi màu, đồng thời ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa sớm, giảm các triệu chứng do bỏng nắng.

Viên uống chống nắng cần dùng đúng liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Ảnh: BỆNH VIỆN 108

Viên uống chống nắng cần dùng đúng liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Ảnh: BỆNH VIỆN 108

Về cách sử dụng hiệu quả, bác sĩ Lan Anh lưu ý, viên uống chống nắng cần có thời gian tích lũy đủ lâu dài, có nghĩa cần phải uống trong vài tháng chứ không phải uống 1 viên trước khi ra khỏi nhà 2 tiếng là có tác dụng.

Như vậy, kem chống nắng và viên uống chống nắng hoạt động theo 2 cơ chế khác nhau và hoàn toàn không thể thay thế được cho nhau. Viên uống chỉ giúp hỗ trợ và bổ sung thêm tác dụng cho các phương pháp chống nắng ngoài da.

Ưu thế của viên uống chống nắng là thích hợp với những người hay tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tia tử ngoại như vận động viên, tắm biển, người hay làm việc ngoài trời, người hay ra mồ hôi… vì không cần bôi lại kem chống nắng sau mỗi 2 - 3 giờ, không gây nhờn bóng và bít da như kem và an toàn cho những người có làn da nhạy cảm.

Việc sử dụng viên uống chống nắng cần tuân thủ liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, không tự ý tăng liều vì trong thành phần viên uống chống nắng có vitamin A, khi uống quá liều sẽ gây ngộ độc vitamin A.

Viên uống chống nắng không có tác dụng thay thế kem chống nắng. Do đó, nên kết hợp viên uống, bôi kem và các phương pháp chống nắng cơ học khác để đạt hiệu quả tốt nhất và có làn da khỏe đẹp.

Có thể bạn quan tâm

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.