Vị "thần đèn cổ" Nguyễn Hữu Triết và những 'tâm huyết một đời người' dang dở

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Linh mục Nguyễn Hữu Triết được nhiều người biết đến là một trong những nhà sưu tập cổ vật hàng đầu ở Việt Nam với gần 30 năm tâm huyết với nghề. Vì vậy, tin buồn về sự ra đi của ông đã làm nhiều người bàng hoàng.

Trước đó, nhân kỷ niệm 47 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2022); 136 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2022) và hướng đến kỷ niệm ngày Quốc tế Bảo tàng 18.5.2022 với chủ đề Sức mạnh của Bảo tàng; Bảo tàng Lịch sử TP.HCM phối hợp cùng Hội Cổ vật TP.HCM tổ chức trưng bày chuyên đề Sưu tập Nguyễn Hữu Triết – Tâm huyết một đời người, theo mong ước cuối đời của ông khi nằm trên giường bệnh, đã tạo tiếng vang lớn.


 

 
 
 
 Suốt hàng chục năm đam mê và tìm tòi, ông đã có một bộ sưu tập đồ sộ với hơn 1.500 đèn dầu cổ. Ảnh: Tổ chức Kỷ lục Việt Nam
Suốt hàng chục năm đam mê và tìm tòi, ông đã có một bộ sưu tập đồ sộ với hơn 1.500 đèn dầu cổ. Ảnh: Tổ chức Kỷ lục Việt Nam

 

Lần đầu tiên, những hiện vật quý đa dạng về chủ đề, loại hình và phong phú về chất liệu, đề tài trang trí, có xuất xứ từ Việt Nam cùng nhiều quốc gia trong khu vực: Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Myanmar, Campuchia… và trên thế giới, có niên đại trải dài từ khoảng 2.500 năm đến trước năm 1975, được ông sưu tầm từ năm 1994 đến nay, ra mắt công chúng cùng giới cổ vật.

Được biết, linh mục Nguyễn Hữu Triết sinh ngày 5.8.1942 tại Hải Dương. Bắt đầu từ năm 1994, cha Triết bắt đầu sưu tập những chiếc đèn cổ. Đi đến đâu, dù trong hay ngoài nước, hễ tìm được chiếc đèn xưa cũ ông lại mua mang về. Có cái giá rẻ, nhưng cũng có cái hàng chục triệu đồng. Góp nhặt những đồng tiền tiết kiệm được, linh mục Triết mua đèn dầu cổ về trưng bày trong căn phòng bảo tàng do chính ông cất công gầy dựng.

Đại diện Tổ chức Kỷ lục Việt Nam cho biết: “Suốt hàng chục năm đam mê và tìm tòi, ông đã có một bộ sưu tập đồ sộ với hơn 1.500 đèn dầu cổ. Chúng được xem như kho tàng quý lưu giữ nét văn hóa truyền thống vùng miền của Việt Nam và nhiều nền văn hóa trên thế giới. Nổi bật là cây đèn gốm Sa Huỳnh có niên đại hơn 2.500 năm. Dù mất bao công sức sưu tầm, bỏ không ít tiền của và thời gian, nhưng linh mục Triết không giữ cho riêng mình mà có nguyện vọng đem bộ sưu tập của mình phục vụ mọi người. Hiện giờ, gần 1.000 cây đèn trong số hơn 1.500 cây đã được ông chuyển cho giáo phận TP.HCM và thánh địa La Vang để mọi người có thể thưởng ngoạn”.


 

Linh mục Nguyễn Hữu Triết lúc sinh thời. Ảnh: T.L
Linh mục Nguyễn Hữu Triết lúc sinh thời. Ảnh: T.L
Khách tham quan trưng bày chuyên đề Sưu tập Nguyễn Hữu Triết – Tâm huyết một đời người. Ảnh: Quỳnh Trân
Khách tham quan trưng bày chuyên đề Sưu tập Nguyễn Hữu Triết – Tâm huyết một đời người. Ảnh: Quỳnh Trân



Tại triển lãm Sưu tập Nguyễn Hữu Triết – Tâm huyết một đời người, Tổng Ðại diện Inhaxiô Hồ Văn Xuân kể nhiều kỷ niệm với cha Giuse Nguyễn Hữu Triết. Ngài nói lại kỷ niệm về thời đồng hành với cha Triết ở xứ Gia Ðịnh trong 18 năm (từ 1975 đến 1993) và niềm say mê sưu tầm cổ vật của cha: “Ngay từ khi còn ở Gia Ðịnh, tôi đã thấy cha Triết có niềm yêu thích sưu tập đồ cổ, khi về Tân Sa Châu thì ngài có điều kiện bộc lộ rõ nét hơn niềm đam mê này. Bên cạnh công việc mục vụ, củng cố đức tin cho bà con giáo dân, cha để ý sưu tầm rất nhiều cổ vật. Ngài cũng đã mở những cuộc triển lãm tại Nhà truyền thống Tổng Giáo phận...”.

Cũng theo ghi nhận của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam: “Ngoài ra có nhiều chiếc đèn được làm từ thời Đông Sơn, thời Lý, Trần, Lê, Mạc... lại có chiếc xuất xứ từ nền văn minh Ả Rập. Những chiếc đèn bằng sứ thời nhà Lý chỉ là một chiếc đĩa đơn giản, đến những chiếc đèn Pháp chứa được 7,5 lít dầu, chiếc đèn Ấn Độ cao 1,5 m, có tới 5 ngọn. Rồi có chiếc đèn bằng sứ thời vua Đạo Quang (nhà Thanh, Trung Quốc) và cả những chiếc đèn Chăm-pa của các thế kỷ VII, VIII. Đó còn là những chiếc đèn cổ của các nước Nhật, Anh, Mỹ, Đức, Malaysia... Những chiếc đèn cổ trong và ngoài nước đều góp mặt nơi đây làm phong phú cho bộ sưu tập đèn cổ này. Những chiếc đèn dầu với nhiều kiểu dáng lạ mắt, chạm trổ tinh xảo và độc đáo không chỉ thu hút được khách trong nước mà còn làm say mê du khách nước ngoài”.


 

 
 
Một số hiện vật quý tại triển lãm Nguyễn Hữu Triết - Tâm huyết một đời người tại TP.HCM tổ chức gần đây. Ảnh: T.L
Một số hiện vật quý tại triển lãm Nguyễn Hữu Triết - Tâm huyết một đời người tại TP.HCM tổ chức gần đây. Ảnh: T.L


Được biết, nghi thức tẩm liệm diễn ra lúc 8 giờ ngày 15.6. Thánh lễ an táng sẽ cử hành tại Nhà thờ Tân Sa Châu (387 Lê Văn Sỹ, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM) vào lúc 8 giờ ngày 17.6, sau đó linh mục Nguyễn Hữu Triết sẽ được đem đi hỏa táng tại Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa (TP.HCM).

Vĩnh biệt vị “thần đèn cổ” Nguyễn Hữu Triết với những ‘tâm huyết một đời người’ đồ sộ gởi lại cho hậu thế.

Theo Lê Công Sơn (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Bình Định trưng bày tài liệu lưu trữ 'Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc'

Bình Định trưng bày tài liệu lưu trữ 'Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc'

Hơn 1.500 tài liệu, tư liệu, hình ảnh tại cuộc trưng bày mang tên ‘‘Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc”, góp phần tái hiện một giai đoạn lịch sử đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, khi hàng vạn người con miền Nam rời quê hương, mang theo khát vọng thống nhất đất nước, lên đường ra Bắc.

Cứu lấy di sản nhà dài Ê Đê

Cứu lấy di sản nhà dài Ê Đê

Trong nhịp đô thị hóa, nhà dài dần vắng bóng tại các buôn làng Ê Đê. Có ngôi nhà dài gần như nguyên bản, nhưng ông Y Jui Êban ở buôn Kmrơng Prông B (xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đang lo có thể đổ sập bất kỳ lúc nào.

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Việc Việt Nam tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025 một lần nữa khẳng định vai trò ngày càng lớn của Phật giáo Việt Nam trong đời sống tôn giáo quốc tế.

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

(GLO)- Nhiều năm qua, anh Ksor Mang (SN 1986, buôn Phu Ma Nher, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Jrai, nhất là việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Làng Mông trên cao nguyên

Làng người Mông trên cao nguyên

(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.