Vì sao WHO khuyến nghị cấm hoặc quản lý chặt thuốc lá thế hệ mới?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thuốc lá thế hệ mới phổ biến với sản phẩm là thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Trước những nguy cơ về sức khoẻ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên xem xét việc cấm hoặc quản lý chặt chẽ đối với các sản phẩm này.
Ngày 5-3, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến liên quan đến chính sách quản lý các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới diễn ra tại Hà Nội. Theo thống kê, xu thế sử dụng thuốc lá điện tử tăng nhanh ở giới trẻ trong vài năm tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Thuốc lá thế hệ mới thu hút giới trẻ tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam
Thuốc lá thế hệ mới thu hút giới trẻ tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam
Theo bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, thuốc lá thế hệ mới phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam với 2 dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Thuốc lá điện tử là thiết bị dùng pin để làm nóng dung dịch (tinh dầu) có hoặc không có nicotine và hương liệu. Thuốc lá nung nóng là sự kết hợp thiết bị điện tử và sản phẩm thuốc lá làm sản sinh ra sol khí chứa nicotine với hương vị thuốc lá cho người sử dụng hít vào. "Các sản phẩm này đều chứa nicotine, gây hại và tăng nguy cơ bắt đầu sử dụng thuốc lá. Một nghiên cứu tổng hợp cho thấy người trẻ tuổi đã sử dụng thuốc lá điện tử thì nguy cơ sau đó dùng thuốc lá thông thường và thành nghiện tăng gần gấp 3,6 lần"- bác sĩ Lâm nói.
Theo ông Lâm, nhiều nghiên cứu đã chứng minh thuốc lá điện tử không có tác dụng giúp cai thuốc lá truyền thống. Hiện nay cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy người sử dụng thuốc lá điện tử có tỉ lệ bỏ thuốc lá thấp hơn. Bên cạnh đó, nhiều chất độc, chất gây ung thư khác cũng được tìm thấy trong dung dịch và khói thuốc lá điện tử, gây hại cho cả người hút và người xung quanh. Trong đó, phải kể đến những hoá chất như: Formaldehyde, acetaldehyde, vòng benzen… Ngoài ra, chuyên gia WHO cũng cảnh báo về tình trạng trộn hương vị, thậm chí cả ma túy trong các dung dịch thuốc lá điện tử.
Ông Lâm cho rằng đây là cơ sở để cấm hút thuốc lá điện tử ở môi trường trong nhà như thuốc lá thông thường. Đại diện WHO cũng khuyến cáo nên xem xét việc cấm hoặc quản lý chặt chẽ đối với các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, cũng như tinh dầu sử dụng đối với các loại sản phẩm này. Đồng thời ngăn chặn việc bắt đầu sử dụng sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, nhất là trong đối tượng người trẻ, trẻ vị thành niên, phụ nữ vì đây là nhóm dễ tổn thương.
Việt Nam chưa có chính sách quản lý thuốc lá thế hệ mới
Việt Nam chưa có chính sách quản lý thuốc lá thế hệ mới
Bà Lê Thị Thu, Quản lý Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá và các bệnh không lây nhiễm, Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam, bày tỏ lo ngại về chất lượng của các dung dịch điện tử (tinh dầu) của các loại thuốc lá điện tử đang bày bán trên thị trường Việt Nam. "Cần có sự vào cuộc của cơ quan chức năng, không để các sản phẩm chưa được phép lưu hành bán tự do trên thị trường. Đồng thời, cần xem xét cấm bán, sản xuất, quảng cáo các sản phẩm này ở Việt Nam"- bà Thu đề nghị.
Hiện trên thế giới có 3 xu hướng xử lý vấn đề thuốc lá thế hệ mới. Thứ nhất là cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử (ít nhất 24 quốc gia và vùng lãnh thổ). Thứ hai cho phép bán thuốc lá điện tử dưới dạng giấy phép sản phẩm thuốc hoặc điều trị (8 quốc gia và vùng lãnh thổ đang áp dụng). Thứ ba là các nước quản lý thuốc lá điện tử bằng các biện pháp tổng hợp.
Góp ý về vấn đề này, phần lớn các đại biểu kiến nghị Việt Nam nên cấm thuốc lá thế hệ mới và tăng cường quản lý chặt chẽ các yếu tố liên quan đến thuốc lá thế hệ mới.
Theo ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, hiện Việt Nam chưa có cơ chế pháp lý để kiểm soát thuốc lá thế hệ mới. Các hoạt động liên quan nhập khẩu buôn bán, kinh doanh, sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng hiện trên thị trường chưa được phép của Chính phủ Việt Nam.
Trước đó, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Chính phủ đề xuất chính sách quản lý thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng tại Việt Nam để bảo vệ sức khỏe người dùng.
Theo N.Dung (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 9-12, tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra hội nghị công bố quyết định công nhận thị xã An Khê đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Đây là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh (sau TP. Pleiku) được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.