Vì sao Ngân hàng Nhà nước "bật đèn vàng" việc cho vay cầm cố sổ tiết kiệm?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có công văn gửi đến các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam về việc cảnh báo cho vay cầm cố sổ tiết kiệm không có phương án sử dụng vốn vay.
Theo NHNN, qua công tác thanh tra, giám sát cho thấy có hiện tượng một số Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi tắt là TCTD) cho khách hàng vay vốn có đảm bảo bằng cầm cố sổ tiết kiệm nhưng không có phương án sử dụng vốn vay theo quy định tại Thông tư 39/2016, vi phạm quy định của NHNN về sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để giải ngân vốn vay.
 
Ngân hàng Nhà nước cảnh báo việc cho vay cầm cố sổ tiết kiệm
Để đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ và an toàn hoạt động ngân hàng, NHNN yêu cầu các TCTD không thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh; chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về cho vay, về lãi suất huy động bằng ngoại tệ, về sử dụng phương án không dùng tiền mặt để giải ngân vốn vay; kiểm soát chặt chẽ khoản vay, đặc biệt là kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay và giải ngân vốn vay đối với các khoản vay đảm bảo bằng cầm cố sổ tiết kiệm.
Cũng theo văn bản, NHNN khẳng định, "sẽ xử lý nghiêm các tổ chức tín dụng cố tình vi phạm các quy định trên".
Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các TCTD tăng cường công tác tự kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ các quy định của pháp luật và quy định nội bộ liên quan đến hoạt động huy động vốn và cho vay, đặc biệt là các khoản cho vay có bảo đảm bằng cầm cố sổ tiết kiệm; chủ động xử lý nghiêm và kịp thời các trường hợp vi phạm.
Mặt khác, các TCTD phải rà soát, sửa đổi,bổ sung, hoàn thiện các quy định nội bộ, bao gồm cả quy định về việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố sổ tiết kiệm, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng, nếu có những khó khăn, vướng mắc, các tổ chức tín dụng phải báo cáo kịp thời cho NHNN để kịp thời xử lý.
Trước đó, trong báo cáo Hội nghị sơ kết sáu tháng đầu năm toàn ngành ngân hàng, Thống đốc Lê Minh Hưng cũng đã từng chỉ đạo cần xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật cácTCTD tiếp tục để xảy ra các hành vi vi phạm đã được cảnh báo, đặc biệt là các ngân hàng cho vay cầm cố sổ tiết kiệm không có mục đích sử dụng vốn hoặc mục đích sử dụng vốn không hợp pháp.
 
(Ảnh minh họa)
Được biết, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm là hình thức cho vay phổ biến tại các ngân hàng, vừa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, vừa đảm bảo được mức sinh lời phù hợp với rủi ro thấp. Nhiều năm qua việc cầm cố sổ tiết kiệm để vay vốn ngân hàng không hề khó, thậm chí ở nhiều nhà băng, nhân viên ngân hàng còn chủ động đề nghị người gửi tiền cầm cố sổ tiết kiệm để vay.
Ở một số ngân hàng, việc cầm cố sổ tiết kiệm còn cho khách hàng sử dụng online một cách dễ dàng dưới hình thức đăng ký vay thấu chi mà không quan tâm đến việc khách hàng sẽ sử dụng số tiền vay đó để làm gì.
Thế nhưng, thực tế đã từng xảy ra những vi phạm về việc cho vay cầm cố sổ tiết kiệm gây thiệt hại cho ngân hàng. Cụ thể, trong giai đoạn đua lãi suất thỏa thuận những năm về trước, lợi dụng lãi suất tiền gửi thỏa thuận cao hơn lãi suất vay cầm cố sổ tiết kiệm tại một ngân hàng, một số khách hàng có sự móc nối với chính nhân viên ngân hàng liên tiếp quay vòng dòng tiền gửi - vay cầm cố sổ tiết kiệm để hưởng chênh lệch lãi suất tạo ra tình trạng dòng vốn chạy lòng vòng và có thể gây bất ổn cho hệ thống.
Huyền Anh (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

(GLO)-Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Thanh toán bằng bitcoin được chấp nhận tại Kibera, Kenya. (Ảnh: Independent.co)

Khu ổ chuột lớn nhất châu Phi dần quen với việc sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày

(GLO)- Trong khi bitcoin vẫn còn khá xa lại với nhiều người, thì tại khu ổ chuột nghèo khó Kibera, Kenya, thay vì chỉ giao dịch bằng tiền mặt, một bộ phận cư dân nơi đây đã bắt đầu sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày, đặc biệt là tại các quầy hàng thực phẩm và rau củ.

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

(GLO)- Thông qua 15 điểm giao dịch xã, thị trấn, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức các phiên giao dịch định kỳ mỗi tháng để giải ngân cho vay và cung cấp dịch vụ ngân hàng đến tận tay người dân.

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Thế giới hiện có 119 trung tâm tài chính quốc tế, song chỉ có khoảng 20 trung tâm thành công, hiệu quả. 'Sinh sau đẻ muộn', làm sao để trung tâm tài chính tại VN cạnh tranh được với các trung tâm rất lớn của khu vực như Thượng Hải (Trung Quốc), Dubai, Singapore…?

null