Vì sao đau khớp sau khi tập yoga, aerobic?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thời gian gần đây, tôi thường đau khớp vai, khớp háng sau khi thực hiện các bài tập có tạ, kể cả tập aerobic và yoga.
Vũ Hải Yến (38 tuổi; ngụ TP Hà Nội) hỏi: "Tôi tập thể thao cách đây hơn 1 năm nhưng thời gian gần đây, tôi thường đau khớp vai, khớp háng sau khi thực hiện các bài tập có tạ, kể cả tập aerobic và yoga. Ngoài ra, thi thoảng tôi còn bị chuột rút. Khi tôi gắng sức tập luyện, tình trạng này nặng hơn nhưng ngừng vận động thì vùng bị đau cũng chỉ giảm nhẹ. Mong bác sĩ tư vấn".
 Tập sai tư thế hay vận động quá mức dễ dẫn đến chấn thương.Ảnh: INTERNET
Tập sai tư thế hay vận động quá mức dễ dẫn đến chấn thương.Ảnh: INTERNET
- PGS-TS Nguyễn Mạnh Khánh, Trưởng Khoa Y học thể thao Bệnh viện Việt Đức, trả lời: Trong quá trình thăm khám, chúng tôi gặp khá nhiều bệnh nhân bị chấn thương do thể thao hoặc tập luyện không đúng cách. Trong đó, ở nữ giới gặp khá nhiều bệnh nhân tập yoga bị chấn thương khớp gối, háng… do sai tư thế và vận động quá mức hoặc trước khi tập không khởi động kỹ. Ngoài ra, cũng có những ca chấn thương trật khớp vai, bong sụn viền ở môn thể thao đối kháng. Cũng cần lưu ý: tập tạ tuy đơn giản nhưng không phải cứ muốn hay thích tập là tập. Nếu tập nặng quá sẽ tổn thương tay và viêm cơ nhị đầu vai khiến tay tê mỏi, giảm khả năng vận động. Khi đã có chấn thương cần phải dừng việc tập luyện, không nên cố gắng; có thể chườm lạnh tại chỗ để giảm đau. Nếu tình trạng đau khớp kéo dài, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám xem ở các mức độ nào để được tư vấn, điều trị.
Với tình trạng chuột rút có thể do cơ thể bạn thiếu vi chất, thiếu chất điện giải, thiếu caxi. Do đó, trước khi chơi thể thao hay luyện tập phải khởi động kỹ, uống vài ngụm nước giữa các buổi nghỉ để giữ nước cho cơ thể. Trong bữa ăn hằng ngày nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi, magie, kẽm… để bảo đảm dinh dưỡng cho cơ thể và khối cơ được duy trì tốt nhất. 
D.Thu (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.