Về nơi sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Quê hương cố Tổng Bí thư Trần Phú ở xã Tùng Ảnh (huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh), nhưng ông sinh ngày 1/5/1904 tại Thành An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Vùng đất sinh ra đồng chí Trần Phú cũng là một nơi sơn thủy hữu tình, “địa linh nhân kiệt” và ghi dấu sự hình thành vùng đất Phú Yên.

Bài 1: Ghi dấu lịch sử “mở đất” Phú Yên

Thành An Thổ (thuộc thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An) là nơi ghi dấu lịch sử “mở đất” và trung tâm hành chính của chính quyền phong kiến của Phú Yên xa xưa. Nơi đây cũng lưu dấu sự kiện phong trào Cần Vương chống Pháp ở tỉnh Phú Yên và cũng là nơi sinh đồng chí Trần Phú - cố Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta.

Ghi dấu lịch sử "mở đất"

Mảnh đất Thành An Thổ sinh ra đồng chí Trần Phú là một nơi sơn thủy hữu tình, “địa linh nhân kiệt” và ghi dấu sự hình thành vùng đất Phú Yên. Theo các tài liệu lịch sử, năm 1578, ông Lương Văn Chánh theo lệnh của chúa Nguyễn Hoàng đưa lưu dân đến Cù Mông, Bà Đài và khẩn hoang ở Đà Diễn. Bà Đài chính là lưu vực sông Cái ngày nay của tỉnh Phú Yên.

Toàn cảnh di tích Thành An Thổ nhìn từ trên cao. Ảnh: CÔNG HOAN.

Toàn cảnh di tích Thành An Thổ nhìn từ trên cao. Ảnh: CÔNG HOAN.

Đến năm 1611, phủ Phú Yên được thành lập chỉ với hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa. Năm 1629, chúa Nguyễn Phúc Nguyên sai Phó tướng Nguyễn Phúc Vinh đánh dẹp phản nghịch Văn Phong và lập dinh Trấn Biên (cai quản hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa) tại thôn Phú Hội, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An ngày nay.

Từ năm 1832 - 1836, triều đình nhà Nguyễn dưới thời vua Minh Mạng cho chuyển trung tâm hành chính từ thôn Phú Hội về làng Long Uyên (thôn An Thổ ngày nay) và cho xây Thành An Thổ. Thành được xây dựng theo kiểu thành Vauban của Pháp, có bình đồ hình vuông, độ dài mỗi cạnh khoảng 300m và có chu vi lên đến 1.360m. Sau khi xây dựng xong, Thành An Thổ trở thành trung tâm hành chính của chính quyền phong kiến tỉnh Phú Yên. Đến năm 1899, lỵ sở Phú Yên lại dời từ thôn An Thổ về đóng tại thôn Long Bình (nay thuộc thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên). Từ năm 1899 - 1939, Thành An Thổ tiếp tục đảm nhận vai trò là phủ lỵ của phủ Tuy An.

Dấu tích cửa hữu Thành An Thổ còn lại đến ngày nay. Ảnh CÔNG HOAN.

Dấu tích cửa hữu Thành An Thổ còn lại đến ngày nay. Ảnh CÔNG HOAN.

Theo quan sát của phóng viên, dấu tích dễ nhận thấy nhất của Thành An Thổ ngày nay là hào nước xung quanh thành với độ rộng hẹp nhiều chỗ khác nhau. Phần hào nước ở bờ thành phía Đông và phía Tây nay biến thành ruộng lúa. Hào phía Nam và phía Bắc độ sâu từ 2-3m, một số chỗ sâu đến 4m. Các cụ cao niên thôn An Thổ kể rằng, trước đây hào nước quanh thành sâu hơn hiện nay rất nhiều. Dưới đáy hào có một lớp bùn dày, nơi đó đặt hệ thống chông tre hoặc chông sắt. Phía ngoài hào trồng tre thành lũy dày, tạo nên hệ thống phòng thủ hữu hiệu trong thành.

Di tích Thành An Thổ trước khi được đầu tư tôn tạo. Ảnh tư liệu.

Di tích Thành An Thổ trước khi được đầu tư tôn tạo. Ảnh tư liệu.

Hiện các cửa Tiền, cửa Tả và cửa Hữu đang còn được sử dụng. Đó là các con đường liên thôn đi từ Bình Hòa qua cửa Hữu và Tả đến thôn Bình Chánh và một con đường khác nối từ thành An Thổ đi qua cửa Tiền để đến thôn Long Uyên. Riêng cửa Hậu chỉ còn một lối mòn vừa đủ một người qua. Những công trình phụ trợ xung quanh khu vực thành An Thổ như: Gò Tượng, Xóm ngựa còn tồn tại dưới dạng phế tích, chỉ có chợ Thành hiện nay còn hoạt động.

Dấu tích phía trong Thành An Thổ còn lại đến ngày nay. Ảnh CÔNG HOAN.

Dấu tích phía trong Thành An Thổ còn lại đến ngày nay. Ảnh CÔNG HOAN.

Bà Nguyễn Thị Hồng Thái - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên, cho biết: Thành An Thổ là nơi sinh của cố Tổng Bí thư Trần Phú và cũng là nơi gắn liền với cuộc khởi nghĩa Cần Vương chống Pháp của chí sĩ Lê Thành Phương trên đất Phú Yên. Năm 2011, Di tích Thành An Thổ được tu bổ, tôn tạo thành nơi lưu giữ những dấu tích của thành An Thổ, trưng bày các hiện vật phát hiện sau khai quật khảo cổ di tích vào năm 2008. Trong đó có các hiện vật như chén bát bằng chất liệu gốm Bát Tràng, gốm Quảng Đức có niên đại từ thế kỷ XIX - XX. Ngoài ra, còn có một số vật dụng khác được làm từ đất nung và các chất liệu cổ xưa được phát hiện tại khu di tích này.

Lưu giữ cuộc đời cố Tổng Bí thư

Vào năm 2005, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra quyết định xếp hạng di tích khảo cổ Thành An Thổ là di tích cấp Quốc gia. Trong dịp kỷ niệm 400 năm Phú Yên hình thành và phát triển trong năm 2011, di tích Thành An Thổ đã được đầu tư tôn tạo gồm nhà trưng bày lưu niệm cố Tổng Bí thư Trần Phú và một số công trình phụ xung quanh.

Nhà trưng bày Di tích Thành An Thổ có nơi thờ đồng chí Trần Phú. Ảnh: CÔNG HOAN.

Nhà trưng bày Di tích Thành An Thổ có nơi thờ đồng chí Trần Phú. Ảnh: CÔNG HOAN.

Những hình ảnh, hiện vật về gia đình và sự nghiệp của đồng chí Trần Phú được trưng bày tại tầng 2 nhà trưng bày của khu di tích Thành An Thổ. Các khu vực trưng bày đã tái hiện cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Trần Phú, mà đóng góp tiêu biểu của ông là bản Luận cương Chính trị tại Hội nghị Trung ương lần thứ nhất (tháng 10/1930). Chính tại hội nghị này, đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng bí thư đầu tiên của Đảng ta.

Lãnh đạo huyện Tuy An thắp hương cho đồng chí Trần Phú tại Di tích Thành An Thổ. Ảnh: CÔNG HOAN.

Lãnh đạo huyện Tuy An thắp hương cho đồng chí Trần Phú tại Di tích Thành An Thổ. Ảnh: CÔNG HOAN.

Bà Nguyễn Thị Hồng Thái - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên, cho hay: Hiện Di tích Thành An Thổ đã được UBND huyện Tuy An tiếp nhận quản lý và Sở sẽ tiếp tục phối hợp, đồng hành cùng UBND huyện Tuy An để phát huy giá trị lịch sử, văn hóa của di tích thành An Thổ. Bên cạnh đó, Sở cũng sẽ phối hợp với UBND huyện Tuy An kết nối khu di tích Thành An Thổ với các địa điểm khác Gành Đá Đĩa, Hòn Yến, nhà thờ Mằng Lăng, chùa Đá Trắng, địa đạo Gò Thì Thùng để tạo thành chuỗi du lịch văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.

Tượng đồng chí Trần Phú tại nhà trưng bày Di tích Thành An Thổ. Ảnh CÔNG HOAN.

Tượng đồng chí Trần Phú tại nhà trưng bày Di tích Thành An Thổ. Ảnh CÔNG HOAN.

Năm 1901, ông Trần Văn Phổ (phụ thân đồng chí Trần Phú) được cử vào Phú Yên giữ chức Giáo thụ tại phủ Tuy An và đưa cả gia đình vào đây sinh sống. Tại tòa thành cổ này, đồng chí Trần Phú đã được thân mẫu là bà Hoàng Thị Cát hạ sinh vào ngày 1/5/1904. Năm 1907, cụ Trần Văn Phổ được triều đình Huế bổ nhiệm làm tri huyện Đức Phổ. Trong năm ấy diễn ra cuộc đấu tranh chống thuế của nông dân Trung Kỳ, mặc cho triều đình thúc ép phải thẳng tay đàn áp những người yêu nước nhưng cụ không thực hiện. Để tỏ thái độ phản kháng trước chế độ thực dân phong kiến, cụ Trần Văn Phổ đã quyên sinh vào năm 1908.

Có thể bạn quan tâm

Cây sẽ cho lộc

Cây sẽ cho lộc

Không chỉ cây lá mới cho lộc, mà bất cứ công việc gì nếu như mình làm bằng tất cả yêu thương và say mê, chắc chắn sẽ hái quả ngọt

Hoài niệm Tết xưa

Hoài niệm Tết xưa

Không chỉ những người cao tuổi luôn nhớ Tết xưa, mà trẻ thuộc thế hệ Gen Y, Z cũng hoài niệm về Tết với những hương vị, sắc màu, phong tục đậm chất Việt Nam.

Minh họa: Huyền Trang

Gió qua sông…

(GLO)- Tôi ngồi trên một cù lao giữa thênh thênh sông nước miền Tây. Bốn bề ngăn ngắt màu xanh cây trái phủ sẫm cả một vùng. Con sông rộng mênh mông, phải nheo mắt mới nhìn thấy dáng phố xa xa khuất lấp sau những miệt vườn. Gió chênh chao lướt qua mặt sông.

Từ trái sang: 4 chị em người Bahnar Đinh Thị Hiền, Đinh Thị Hồng, Đinh Thị Hà, Đinh Thị Hương. Ảnh: M.C

Bốn chị em người Bahnar tâm huyết với văn hóa truyền thống

(GLO)- Cả 4 chị em gái trong một gia đình người Bahnar ở làng Kgiang (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đều là thành viên nòng cốt của đội cồng chiêng nữ và câu lạc bộ dệt thổ cẩm của làng. Họ vừa là hạt nhân, vừa là chất xúc tác giúp cộng đồng giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa.

Lên núi trồng cây

Lên núi trồng cây

(GLO)- Tây Nguyên bước vào mùa khô với bầu trời trong vắt, gió lùa qua thảo nguyên và từng đám mây nhẹ trôi. Trên những đỉnh núi của cao nguyên bạt ngàn nắng gió, mùa xuân sắp chạm ngõ với tấm áo mới rạng ngời.

Bà Lê Thị Cẩm (tổ 1, phường Phù Đổng) chuẩn bị mứt gừng giao cho khách. Ảnh: Đ.L

Lưu giữ hương vị mứt truyền thống

(GLO)- Giáp Tết Nguyên đán, những người làm mứt truyền thống tại Trung tâm Thương mại Pleiku đang tất bật đẩy nhanh tiến độ sản xuất để phục vụ nhu cầu của người dân. Bao năm qua, họ vẫn gắn bó với nghề, lưu giữ hương vị mứt truyền thống, góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa của dân tộc.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Những ngày cuối năm

(GLO)- Vậy là đoàn tàu thời gian đã đến ga “tháng Chạp”. Có lẽ vì là ga cuối nên cuộc hành trình dường như chậm lại trong biết bao nỗi niềm bâng khuâng của lữ khách.

Ảnh minh họa: HUYỀN TỶ

Thơ Võ Duy: Khói đổi mùa

(GLO)- Không chỉ nói về sự thay đổi của thiên nhiên, "Khói giao mùa" của tác giả Võ Duy còn phản ánh sự chuyển mình trong tâm hồn con người, sự đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, giữa những kết thúc và khởi đầu mới tốt đẹp trong cuộc sống.

Thắng cảnh Biển Hồ. Ảnh: Phạm Quý

Phố núi tình thân

(GLO)- Pleiku đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Vẻ đẹp hoang sơ và tình cảm của con người nơi đây khiến không ít người tìm đến Pleiku như là một điểm dừng chân thú vị.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Hoài niệm Tết

(GLO)-Tết vừa gợi nên biết bao yêu thương nhưng cũng là nỗi lo của người lớn. Nhưng Tết hiện diện trong suy nghĩ của trẻ con thì khác, nó háo hức, chộn rộn trong tiếng cười, trong tiếng vỗ tay reo vui khi thấy mẹ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa và mua bánh kẹo. Và, Tết luôn đầy màu sắc, đầy tiếng cười vui.

Hoa mùa xuân

Hoa mùa xuân

(GLO)- Mùa này, trên khắp nẻo núi đồi, thung xa hay trong mỗi vườn nhà, những chồi non lộc biếc bắt đầu mởn xanh trong gió, rực rỡ đón chào năm mới.