Văn nghệ đặc sắc chào mừng kỷ niệm các ngày truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tối 9-6, tại Nhà văn hoá thanh thiếu nhi TP. Pleiku Công an tỉnh phối hợp với Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San tổ chức chương trình biểu diễn văn nghệ đặc sắc phục vụ quần chúng nhân dân trên địa bàn TP. Pleiku nhân kỷ niệm các ngày truyền thống năm 2023.


Tiết mục múa “Hồi sinh” để lại hình ảnh đẹp của người lính cứu hộ, cứu nạn Công an Gia Lai trong lòng người dân. Ảnh: R'Ô HOK
Tiết mục múa “Hồi sinh” để lại hình ảnh đẹp của người lính cứu hộ, cứu nạn Công an Gia Lai trong lòng người dân. Ảnh: R'Ô HOK

Mở đầu chương trình là phần trình diễn của Công an tỉnh với lần lượt 5 tiết mục, gồm: Hòa tấu nhạc cụ dân tộc “Bình yên buôn làng” (sáng tác Thiếu tướng, Tiến sỹ Rah Lan Lâm, Giám đốc Công an tỉnh); Tốp ca nam “Xuống chòi mau đi em” (dân ca Jrai-phỏng dịch cố nhạc sỹ Nhật Lai); Múa độc lập “Hồi sinh” (biên đạo múa Bích Nguyệt); tam ca nam “Bài ca quê hương” (sáng tác của cố NSND Y Moan); Hát múa “Công an Gia Lai làm theo lời Bác” (sáng tác của Nhạc sỹ Lê Xuân Hoan). Phía Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San biểu diễn các tiết mục văn nghệ, gồm: múa “Hồn chiêng”; tốp ca nam “Giữ trọn lời thề”; song ca “Hạnh phúc thầm lặng”; hát, múa “Ơn Bác Hồ với Tây Nguyên”.

Mỗi tiết mục đều mang màu đậm âm hưởng và bản sắc Tây Nguyên đại ngàn, thể hiện tình yêu quê hương đất nước; truyền thống vẻ vang của lực lượng CAND; ngợi ca người chiến sỹ CAND bản lĩnh, nhân văn, vì buôn làng bình yên, "Vì nước quên thân, vì Nhân dân phục vụ". Đặc biệt, với màn biên đạo múa uyển chuyển, sinh động; tiết tấu âm nhạc, hình ảnh hấp dẫn, tiết mục múa “Hồi sinh” khiến người xem xúc động khi tái hiện lại cuộc giải cứu một cháu bé bị mắc kẹt trong trụ bê tông.

Cụ thể, tiết mục được lấy ý tưởng từ vụ cứu nạn diễn ra vào ngày 20-3-2020 của cán bộ, chiến sỹ Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh. Sau hơn 2 giờ khẩn trương, đơn vị đã cứu nạn thành công cháu Puih Phong (7 tuổi, trú tại làng Blang 1, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) bị mắc kẹt trong 1 trụ điện rỗng ruột bỏ hoang sâu khoảng 2 m khi chơi đùa cùng bạn bè tại khu vực làng Kláh 1 (xã Ia Dêr). Ngoài ra, các tiết mục khác tại chương trình được trình diễn và dàn dựng công phu, hoành tráng đã gây ấn tượng và để lại nhiều cảm xúc cho khán giả.

Với nội dung, hình thức thể hiện phong phú, đa dạng, những những lời ca, tiếng hát, hình ảnh nghệ thuật đã phản ánh hình ảnh đẹp của người chiến sỹ CAND, thể hiện sinh động tình cảm gắn bó giữa lực lượng CAND với bà con các địa phương. Đoàn nghệ thuật của 2 đơn vị đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung, bố cục, đem đến những tiết mục hấp dẫn, lôi cuốn đông đảo lực lượng khán giả tại địa phương.

Đêm diễn kết thúc, Giám đốc Công an tỉnh tặng giấy khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình tham gia Liên hoan Đoàn Nghệ thuật quần chúng CAND lần thứ XII-2023 tại Nghệ An. Cụ thể, Đoàn Nghệ thuật quần chúng Công an tỉnh Gia Lai được Ban Tổ chức trao Giải B toàn đoàn; tiết mục hòa tấu nhạc cụ dân tộc “Bình yên buôn làng” đạt giải A và bằng khen của Bộ Công an. 2 tiết mục tốp ca nam: “Xuống chòi mau đi em” và tam ca nam “Bài ca quê hương” đạt giải B. Tiết mục múa độc lập “Hồi sinh” đạt giải C và giải tiết mục tự biên chất lượng về đề tài Công an nhân dân.

Quang cảnh chương trình biểu diễn văn nghệ phục vụ quần chúng nhân dân trên địa bàn TP. Pleiku năm 2023. Ảnh: R'Ô HOK
Quang cảnh chương trình biểu diễn văn nghệ phục vụ quần chúng nhân dân trên địa bàn TP. Pleiku năm 2023. Ảnh: R'Ô HOK

Đây là hoạt động thiết thực nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh có Sáu điều dạy Công an nhân dân (11/3/1948-11/3/2023); 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023); 75 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2023), 78 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công và Ngày truyền thống CAND Việt Nam (19/8/1945-19/8/2023); Quốc khánh Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2023). Qua đó, góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp của người chiến sĩ CAND “Bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”. Đây cũng là hình thức sáng tạo nhằm vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, xây dựng đời sống văn hoá mới.

Có thể bạn quan tâm

Xôn xao chợ núi

Xôn xao chợ núi

(GLO)- Chợ núi cũng như bao khu chợ ở nhiều vùng miền khác, là nơi mua bán trao đổi, gặp gỡ chuyện trò. Song, chính sự chân chất, bình dị của những phiên chợ này lại khiến bao người nhớ nhung.

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

(GLO)- Chuyện về các Pơtao Apui (Vua Lửa) sở hữu gươm thần có quyền năng hô mưa gọi gió không chỉ là huyền thoại mà gắn với dòng chảy văn hóa, lịch sử của người Jrai ở thung lũng Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) suốt nhiều thế kỷ qua.

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

(GLO)- Không chế độ phụ cấp, bổng lộc nhưng nhiều năm qua, các cụ từ, bà vãi trong đội hậu cần, ban nghi lễ tại các đình, miếu trên địa bàn thị xã An Khê vẫn thầm lặng, miệt mài với công việc. Sự tự nguyện ấy xuất phát từ tâm huyết dành cho văn hóa, di sản của cha ông.

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.

Hội thảo “Vua Lửa-huyền thoại và hiện thực”

Hội thảo “Vua Lửa-huyền thoại và hiện thực”

(GLO)- Sáng 28-3, tại huyện Phú Thiện, UBND tỉnh Gia Lai phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội (KHXH) Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Vua Lửa-huyền thoại và hiện thực", giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích Plei Ơi.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.

Theo cánh ong bay

Theo cánh ong bay

(GLO)- Giữa một ngày chớm hạ, bầy ong mật ở đâu bất chợt vần vũ trên khóm hoa xuyến chi trước sân nhà, khiến tôi xao động. Bên khóm hoa muốt trắng nhụy vàng dịu dàng có bao đôi cánh mỏng tang, rộn rã bên ngày mới.

Lên núi săn cua đá

Lên núi săn cua đá

(GLO)- Nằm ở vùng Đông Nam tỉnh Gia Lai, nơi dòng sông Ayun hợp lưu với dòng chính sông Ba, thung lũng Ayun Pa không chỉ sở hữu đất đai phù sa màu mỡ mà còn đầy ắp sản vật. Một trong số đặc sản của vùng là cua đá.

Những bức ảnh cũ

Những bức ảnh cũ

(GLO)- Một hôm, tôi vô tình phát hiện cuốn album cũ nằm lẫn giữa đống giấy tờ trong ngăn tủ quần áo. Tôi cầm lên, có cảm giác như chạm vào từng ký ức xa xôi. Ngày xưa yêu dấu theo những bức ảnh lần lượt quay về.